Hiện nay pháp luật vẫn được coi là công cụ sắc bén nhất và hiệu quả nhất trong quản lý xã hội nói chung hay trong việc bảo vệ quyền sở hữu. Nó đảm bảo cho mọi việc thực hiện quyền sở hữu theo đúng trình tự và và hiệu quả nhất. Và từ lâu quyền sở hữu luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà luật học mà còn cả những người thường dân. Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là một nội dung quan trọng trong quyền sở hữu, Điều 164 BLDS năm 2015 cũng đã ghi nhận những điều này như một trong những quyền quan trọng nhất. Những quy định về quyền sở hữu trong các văn bản pháp luật này đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan hệ dân sự. BLDS ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản.Trong bài viết này, Luật Bạch Long sẽ phân tích về những “quy định của pháp luật về quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu”.
ĐỌC THÊM:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải tài sản hay không?
Thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty
Hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động
Trước tiên chúng ta cần hiểu “đòi lại tài sản” là gì? Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Quyền đòi lại tài sản được quy định tại điều 166 Bộ luật dân sự 2015 “ chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…”. Tuy nhiên chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó theo khoản 2 điều 166 cùng bộ luật. Tóm lại có thể hiểu một cách ngắn gọn, quyền đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.
Cũng giống như các quyền khác hay phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Kiện đòi lại tài sản cũng có những yêu cầu như sau:
Thứ nhất là về nguyên đơn thì người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản (chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, được xác lập theo những căn cứ do BLDS 2015 quy định và có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản đó), cũng có thể là người có quyền khác đối với tài sản thông qua những căn cứ xác lập quyền được pháp luật quy định. chủ sở hữu cũng phải chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm giữa bất hợp pháp. Chủ thể ở đây có thể là bất kì ai, là cá nhân hoặc tổ chức miễn là chứng được mình có quyền sở hữu hay có quyền khác đối với tài sản đang bị bị đơn chiếm hữu bất hợp pháp là được. Về nguyên tắc trong phức thức kiện này người chiếm hữu không ngay tình và không có căn cứ pháp luật sẽ trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người có quyền khác đối với tài sản Khi lấy lại thì chủ sở hữu và người có quyền khác đối với tài sản không phải bồi thường một khoản tiền nào, trừ trường hợp người chiếm hữu không ngay tình phải bỏ ra chi phí hợp lý để sửa chữa tài sản, làm tăng giá trị tài sản.
Thứ hai đối với bị đơn tức là người bị kiện, có thể là người đang thực tế chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình như tài sản do trộm cắp, cướp, lừa đảo mà có hay biết tài sản đó là của gian mà vẫn mua, hoặc nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi, bỏ quên,… nhưng không giao nộp cho cơ quan chức năng. Trường hợp người sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật không ngay tình nhưng đã giao tài sản cho người thứ ba thì người thứ ba cũng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu hoàn trả. Có thể tóm gọn lại rằng, khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ thì người đang thực tế chiếm hữu tài sản đó đều phải trả lại tài sản cho họ. Quy định rõ tại khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự 2015 “ Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Nếu bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu như thông qua một giao dịch có đền bù và theo ý chí của người chiếm hữu, thì chủ sở hữu sẽ không có quyền đòi lại tài sản người đang thực tế chiếm giữ mà sẽ kiện người mình đã chuyển giao tài sản theo hợp đồng vì đây là trách nhiệm theo hợp đồng. Trong trường hợp bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu đòi lại tài sản. Bởi vì đối với những tài sản này người mua chỉ có quyền sở hữu khi sang tên đăng ký chuyển quyền sở hữu từ người chủ sở hữu. Còn trong trường hợp người chiếm hữu không ngay tình thông qua giao dịch với người chủ sở hữu theo quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc mua bán thông qua bán đấu giá thi hành án nhưng sau đó những căn cứ trên không còn thì người chiếm hữu ngay tình có quyền sở hữu những tài sản mà mình đã mua.
Tóm lại trong việc kiện đòi lại tài sản thì theo quy định tại các Điều 166, 167, 168 BLDS, chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đủ các yếu tố sau đây:
Tài sản rời khỏi chủ sở hữu hay rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ hoặc theo ý chí của họ như người thứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù.
Người thực tế đang chiếm giữ tài sản là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
Tài sản hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp.
Tài sản không còn là bất động sản hoặc động sản in phải đăng ký quyền trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trên đây là những phân tích của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp: