Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được những khái niệm và đặc điểm cơ bản nhất của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trong bài viết phần 2 này luật Bạch Long xin được phân tích Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm. Nếu bạn chưa đọc phần 1 của bài viết thì dưới đây chúng tôi có đường dẫn tới phần 1 cảu bài viết này.
ĐỌC THÊM:
-
Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm
Thứ nhất, nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được bị đơn đồng ý,Quy định này của BLTTDS năm 2015 vẫn giữ nguyên quy định tại Điều 269 BLTTDS năm 2004. Vì nguyên đơn rút đơn khởi kiện nên HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trong trường hợp này nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án. Việc pháp luật TTDS quy định việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn phải hỏi ý kiến của bị đơn để tránh những trường hợp đương sự lạm dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và gây khó khăn cho các đương sự khác trong việc tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Thứ hai, Tòa án sơ thẩm khi giải quyết vụ án đã không phát hiện ra những căn cứ quy định tại Điều 217 BLTTDS năm 2015 nhưng khi Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại thì lại phát hiện ra có những căn cứ này (Điều 311 BLTTDS năm 2015).Ở đây cần phân biệt căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 311 BLTTDS 2015 với căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm theo điểm a khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015. Cả hai trường hợp này đều có căn cứ ở điểm a, điểm b khoản 1 Điều 217 BLTTDS. Tuy nhiên, để đình chỉ xét xử phúc thẩm thì các căn cứ này lên phúc thẩm mới xuất hiện, còn đình chỉ giải quyết vụ án thì hai căn cứ trên phải xuất hiện từ sơ thẩm nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không phát hiện ra và lên phúc thẩm mới phát hiện ra.
-
Thẩm quyền, hình thức và thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm
Về thẩm quyền: Tại cấp phúc thẩm, đình chỉ giải quyết VADS được quy định thực hiện trong phiên tòa nên thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án HĐXX phúc thẩm.
Về thủ tục: Trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án cấp phúc thẩm phát hiện trong quá trình giải quyết vụ án cấp sơ thẩm phát hiện ra căn cứ quy định tại Điều 217 thì phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.Đối với trường hợp, trước khi mở phiên tòa và ngay tại phiên tòa, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thảm, đồng thời, có quyền khởi kiện lại.
-
Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm
Về hiệu lực: Mọi bản án, quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Tòa án cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay. Đương sự, Viện kiểm sát không thể kháng cáo, kháng nghị. Nhưng nếu có căn cứ, quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về một số quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm (p2). Trong phần 3 chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn và phân tích những hạn chế và bất cập của những quy định này, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com