Bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn khi mà chúng ta đang thiết lập một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Quốc hội Việt Nam đã cho sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2009 với mong muốn hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với kinh tế nước ta. Luật Bạch Long xin chia sẻ cho Quý bạn đọc hiểu hơn về quy định của việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Đọc thêm:
- Nghĩa vụ trả nợ của người chưa thành niên;
-
Một số thuật ngữ mới được áp dụng trong Bộ luật lao động năm 2019
Chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp là gì?
Chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền Sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp gồm những gì?
+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;
+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền Sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
+ Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
+ Tài liệu khác (nếu cần).
– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn
Kết quả thực hiện
Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc Văn bằng bảo hộ nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.
Phí, lệ phí
+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
+ Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/đơn
+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
+ Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn
+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
Đọc thêm:
- Bảo hộ tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
-
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng có hủy được không?
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Bạch Long. Nếu bạn vẫn đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp.
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác! |