Cách tính thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo quy định mới nhất của bộ luật lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021 sẽ có nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động
1. Sửa đổi quy định về thời gian nghỉ giữa giờ làm việc
Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019, đã sửa đổi bổ sung các quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến thời gian nghỉ trong giờ làm việc. Cụ thể: Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Như vậy, Bộ luật đã bổ sung điều kiện nghỉ trong giờ làm việc là người lao động phải làm việc theo thời giờ làm việc bình thường (không quá 8 giờ trong một ngày) và phải có thời gian làm việc từ 06 giờ đến 08 giờ trong một ngày. Đồng thời quy định thêm: chỉ trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ mới được tính vào thời giờ làm việc.
Từ quy định này có thể hiểu:
Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên đến 8 giờ trong một ngày mới được nghỉ giữa giờ. Khoảng thời gian nghỉ tùy thuộc vào thời điểm làm việc là ban ngày hay ban đêm. Theo đó, nếu làm việc từ 06 giờ trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ, thì được nghỉ ít nhất 30 phút liên tục. Nếu làm việc từ 06 giờ trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trong đỏ, nếu người lao động làm việc ban ngày, theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục này được tính vào thời giờ làm việc. Còn nếu người lao động làm việc không theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục này không được tính vào thời giờ làm việc.
Tương tự, trường hợp người lao động làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút và được tính vào thời giờ làm việc nếu đủ điều kiện làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên. Nếu người lao động làm việc ban đêm, nhưng không làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên, thì dù được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục, nhưng thời gian nghỉ này không tính vào thời giờ làm việc.
2. Tăng số giờ làm thêm tối đa trong tháng từ 30 giờ lên 40 giờ đồng thời quy định cụ thể các trường hợp được làm thêm tới 300 gìờ/năm
Thời gian làm thêm giờ quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 có một số sửa đổi so với Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ.
Đồng thời quy định cụ thể các trường họp được làm thêm tới 300 giờ/năm. Đó là các trường hợp:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định. Khi tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Một số thuật ngữ mới được áp dụng trong Bộ luật lao động năm 2019
3. Tăng số ngày nghỉ Quốc khánh lên 02 ngày
Bộ luật Lao động năm 2019 đã tăng số ngày nghỉ Quốc khánh lên 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) so với 01 ngày trong Bộ luật Lao động năm 2012. Ngày nghỉ thêm (ngoài ngày 2/9) do Thủ tướng Chính phủ quyết định, có thể là ngày 01/9 hoặc ngày 3/9 dương lịch.
Như vậy, tổng số ngày nghỉ lễ, tết hàng năm sẽ nâng lên 11 ngày.
Trong đó: Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Việc tăng thêm 01 ngày nghỉ trong một năm đối với người lao động Việt Nam hiện nay là phù hợp, bởi sô ngày nghỉ lễ, tết ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp và ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực.
Ví dụ, Campuchia nghỉ 28 ngày, Brunei nghỉ 15 ngày, Indonesia nghỉ 16 ngày, Malaysia nghỉ 12 ngày, Myanma nghỉ 14 ngày, Philippin là 12 ngày, Singapore là 11 ngày và Thái lan là 16 ngày (Xem: Tờ trình số 208/TTr-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phù vể dự án Bộ luật Lao động).
Việc tăng thêm 01 ngày nghỉ lễ cũng giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để tái sản xuất sức lao động, có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phân kích thích các ngành kinh tế dịch vụ phát triển.
Trong những ngày này, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương. Trường hợp người lao động làm thêm giờ được hưởng thêm ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
4. Sửa đổi, bổ sung quy định nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
Ngoài những trường hợp người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012
“Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Két hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng; vợ chết hoặc hoặc chồng chết; con chét: nghỉ 03 ngày”,
Bộ luật Lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung quy định này như sau:
– Bổ sung trường hợp “cha nuôi, mẹ nuôi chết” (Điểm c khoản 1 Điều 115).
– Quy định rõ trường hợp “Con kết hôn: nghỉ 01 ngày” sẽ bao gồm cả con đẻ và con nuôi (Điểm b khoản 1 Điều 115).
– Quy định rõ trường hợp “bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết” sẽ bao gồm “cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng” (Điểm c khoản 1 Điều 115).
– Quy định rõ trường hợp “Con chết: nghỉ 03 ngày” sẽ bao gồm cả con đẻ và con nuôi (Điểm c khoản 1 Điều 115).
https://havilaw.com/dm/43-tu-van-luat-thuong-xuyen/