Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… Tùy thuộc vào chủ thể của hợp đồng mà pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng sẽ khác nhau. Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn một số quy định đối với vấn đề nêu trên như sau:
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo đó đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được hiểu là hình thức hợp tác kinh doanh mà không phải thành lập tổ chức kinh tế. Luật đầu tư quy định về nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận“
Các nội dung cơ bản được thể hiện trong hợp đồng BCC, cụ thể như sau:
– Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”
Trong đó cần lưu ý nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài thì phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung chủ yếu được quy định ở trên, nếu nhà đầu tư là tổ chức thì người ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ký kết.
Quy định về việc thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
Trong đó đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC thì có thể thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 49 Luật đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:
“Điều 49. Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:
a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm: tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;
b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
d) Bản sao hợp đồng BCC.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC“.
Đọc thêm:
Điều kiện và thủ tục để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
Ý nghĩa của việc quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
Danh mục ngành nghề kinh doanh
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định đối với vấn đề nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!