Khai tử là một thủ tục bắt buộc cho một người đã chết. Trong lúc có tang sự không ít người đã bối rối trong các thủ tục tiến hành khai tử cho người đã khuất. Cùng Luật Bạch Long tìm hiểu về thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật hiện hành
Xem thêm:
- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?
- Sử dụng điện để diệt chuột gây chết người có thể bị truy tố về tội giết người?
- Hành vi xé giấy chứng nhận kết hôn bị xử lý như thế nào?
Thứ nhất, về trách nhiệm khai tử của công dân.
Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 xác định:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử”.
Thứ hai, về Cơ quan thực hiện thủ tục:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Như vậy, bạn sẽ đến Ủy ban nhân dân xã nơi người chết cư trú để thực hiện thủ tục khai tử cho họ, trừ trường hợp bố bạn là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài chết ở Việt Nam.
Thứ ba, về thủ tục đăng ký khai tử:
Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Thứ tư, kết quả thực hiện:
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Trong thư viết đến cho chúng tôi, do bạn không nhắc đến trường hợp bố bạn có phải là công dân Việt Nam sống ở nước ngoài hay bố bạn là người nước ngoài nhưng chết ở Việt Nam hay không nên chưa xác định được rõ thẩm quyền của cơ quan thực hiện. Trường hợp người đã chết là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai tử. Thủ tục thực hiện khai tử được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Hộ tịch năm 2014.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính