Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị. Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn một yêu cầu của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm mục đích buộc phía người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới được xem là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng. Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số quy định đối với vấn đề nêu trên như sau:
1. Quy định chung về tội bắt cóc con tin
+ Tội bắt cóc con tin được quy định tại Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo điều 301, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội bắt cóc con tin như sau:
Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, đối với tội bắt cóc con tin thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm
2.Dấu hiệu của tội bắt cóc con tin
2.1. Về mặt khách thể của tội phạm
– Khách thể của tội bắt cóc con tin: Khách thể của tội phạm là trật tự, an toàn công cộng và chính sách đối ngoại, quyền nhân thân của con người, nhất là các quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể.
Tội bắt cóc con tin là một tội danh mới, lần đầu được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, thực thi nghiêm túc cam kết quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bổ mà Việt Nam đã kí kết, gia nhập.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
– Mặt khách quan của tội bắt cóc con tin: Điều 1 Công ước quốc tế về bắt cóc con tin năm 1979 đã quy định:
“Điều 1
Trong Công ước này, người nào bắt giữ hoặc giam cầm và đe doạ giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam cầm người khác (sau đây gọi là “con tin”) nhằm mục đích cưỡng ép bên thứ ba, cụ thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế liên chính phủ, một pháp nhân hoặc một thể nhân hoặc một nhóm người phải làm hoặc không làm một việc nào đó như một điều kiện rõ ràng hoặc ngầm hiểu để phóng thích con tin, thì bị coi là phạm tội bắt con tin.
Người nào:
a) Thực hiện chưa đạt hành vi bắt con tin, hoặc
b) Tham gia với tư cách là người đồng phạm trong việc thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt hành vi bắt con tin cũng sẽ bị coi là phạm tội theo Công ước này.”
Kế thừa quy định về bắt cóc con tin theo Công ước năm 1979, Bộ luật Hình sự quy định tội phạm bắt cóc con tin có mặt khách quan là hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin.
Hành vi bắt người làm con tin, người phạm tội đưa người bị bắt đến một nơi nào đó. Sau đó, người phạm tội tìm cách thông báo cho quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, người thân của nạn nhân biết. Theo đó, đối tượng yêu cầu những người được thông báo phải làm theo điều mà người phạm tội yêu cầu thì mới thả người. Bằng không, người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm.
Hành vi bắt cóc con tin được thực hiên bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt ê-te, lừa dối. Qua đó, đối tượng bắt được người làm con tin.
Điều luật quy định người phạm tội “cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc”, cưỡng ép nghĩa là ép buộc, bắt buộc, cưỡng chế thực hiện yêu cầu của người phạm tội, bên bị hại hoàn toàn không mong muốn thực hiện điều này. Ví dụ: nhóm người A đã bắt cóc một số công dân nước B để yêu cầu Chính phủ nước B không được kí công ước quốc tế về bắt cóc con tin năm 1979.
Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi bắt cóc con tin xảy ra.
Hành vi bắt cóc con tin có sự chồng lần, giao thoa với hành vi khách quan của một số tội phạm khác như tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113) và tội khủng bố (Điều 299), do đó, để tránh chồng chéo, thuận tiện cho việc áp dụng, Điều 301 đã quy định loại trừ trường hợp quy định tại Điều 113 và 299 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Điều 301 còn quy định xử lý hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội bắt cóc con tin. Điều 14 Bộ luật Hình sự quy định, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
3.3. Mặt chủ thể của tội phạm
– Mặt chủ thể của tội bắt cóc con tin: Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
– Mặt chủ quan của tội bắt cóc con tin: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi phạm tội nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cũng là dấu hiệu để phân biệt tội này với các tội phạm khác. Mục đích của tội phạm là cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc.
3.5. Khung hình phạt của tội phạm
– Khung hình phạt của tội bắt cóc con tin: Điều 301 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau:
– Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
– Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều luật quy định ba tội gồm:
– Tội bắt người trái pháp luật.
– Tội bắt giữ người trái pháp luật.
– Tội giam người trái pháp luật.
4. Các yếu tố cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
4.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ; Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam);
– Đối với tội giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà, bắt ngồi tại chỗ…) trong một thòi gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).
– Đối với tội giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong buồng, trong trại giam..).
– Dấu hiệu khác. Hành vi bắt giữ, hoặc giam người nêu trên phải trái với pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.
+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lai không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng…
Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.
Tuy nhiên cần chú ý: Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với thân nhân của người bị bắt) thì hành vi này cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân mà không cấu thành tội này.
– Hậu quả của tội này thường là làm cho người bị hại hoặc do bị uất ức dẫn đên tự sát, hoặc bị tra tấn dùng nhục hình, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ… Tuy nhiên hậu quả đó không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc lượng hình.
– Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.
Ví dụ: bắt phụ nữ nhằm mục đích bán sang Trung Quốc kiếm tiền thì phạm tội mua bán người; hoặc bắt người trái pháp luật nhưng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với người thân của người bị bắt), thì hành vi đó cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
– Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và đương nhiên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.
– Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm đến việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
Ví dụ: Chuẩn bị công cụ phương tiện, địa điểm, thời gian, lực lượng để thực hiện tội phạm. Nếu chưa bắt, giữ, giam được người bị hại thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn vị, hoặc phạm tội chưa đạt.
4.2. Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.
4.3. Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
4.4. Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
4.5. Về hình phạt:
Mức hình phạt chung của ba tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
– Khung hai (khoản 2) Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối vôi một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+Có tổ chức.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Hành vi này được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bắt, giữ hoặc giam người đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Đối với người thi hành công vụ: Người thi hành công vụ là những người đang thực hiện các nhiệm vụ, công vụ của Nhà nước, (người này có thể là cán bộ, công chức Nhà nưóc hoặc được hợp đồng để làm một sô” công vụ của Nhà nước).
+ Phạm tội nhiều lần: Được hiểu là hành vi phạm tội này từ hai lần trở lên, mỗi lần phạm tội đều có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và trong các lần phạm tội .đó chưa lần nào bị truy cứu trường hợp hình sự và cũng chưa hết thòi hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đối với nhiều người: Được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội đối vối từ hai người bị hại trở lên.
– Khung ba (khoản 3) Có mức phạt tù từ ba năm đến mưòi năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Việc bắt sai đã dẫn đến người bị bắt oan tự sát.
– Hình phạt bổ sung (khoản 4) Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Đọc thêm:
Quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm;
Miễn chấp hành án phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự;
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định pháp luật đối với vấn đề nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!