Gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự người gây ra hành vi còn phải chịu trách nhiệm dân sự cụ thể là bồi thường thiệt hại. Mức tiền yêu cầu khởi kiện bồi thường theo luật định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này cho quý bạn đọc. Hành vi gây thương tích cho người khác không chỉ bị xử phạt theo pháp luật hình sự mà còn thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự cụ thể là trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại). Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn đối với vấn đề nêu trên như sau:
Người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị hại những thiệt hại sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
- Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại (trường hợp họ bị mất khả năng lao động);
- Khoản tiền bồi đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.
Mức tiền yêu cầu bồi thường gây thương tích
Khoản tiền bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích do các bên thỏa thuận
Theo quy định tại (Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015) và được hướng dẫn cụ thể tại (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP) thì mức tiền bồi thường được xác định như sau:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
- Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;
- Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được căn cứ vào mức lương, tiền công trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Tùy từng hoàn cảnh và công việc của người bị thiệt hại mà mức tiền được bồi thường khác nhau nhưng đảm bảo tuân thủ quy định của (Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP).
Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:
- Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Tổng hợp số thu nhập.
- Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại (điểm a tiểu mục 1.2 của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP);
- Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế không bị mất.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
- Bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được tính dựa vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất và các trường hợp còn lại được xác định theo luật định.
Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại không còn khả năng lao động
- Bao gồm: chi phí hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tan tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
- Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm
- Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
- Mức tiền bồi thường do đánh người nhằm bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.600.000 đồng (Nghị quyết số 86/2019/QH14).
Đọc thêm:
Quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm;
Sự dụng điện để diệt chuột gây chết người có thể bị truy tố về tội giết người?;
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định pháp luật về vấn đề nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!