Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về thực hiện/không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận cụ thể trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và bảo lãnh.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi 2010, 2019
2. Bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
3. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chính là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận cụ thể trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, con người phi nhân thọ và bảo lãnh.
3.1. Những dấu hiệu xác định tranh chấp bảo hiểm nhân thọ
Điều khoản chéo quy định trách nhiệm bồi thường do những người được bảo hiểm trong một đơn bảo hiểm gây ra cho nhau được bảo hiểm bồi thường khi hợp đồng bảo hiểm có điều khoản bổ sung về bảo hiểm trách nhiệm chéo.
Thứ nhất, có quan hệ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ tồn tại giữa các bên
Một hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ tồn tại phải hội đủ ba yếu tố:
(i) tồn tại một sự thỏa thuận giữa
(ii) bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
(iii) làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan được thể hiện mành các điều, khoản trong nội dung hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ như: thông tin các bên trong hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm.
Thứ hai, có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của ít nhất một bên trong quan hệ đó. Đó có thể là việc không chi trả tiền bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại khi có sự kiện xảy ra hoặc hợp đồng bảo hiểm trên giá trị xuất phát từ lồi cổ ý của bên mua bảo hiểm.
Thứ ba, có sự bất đồng ý kiến của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về sự vi phạm việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng chi’ thực sự diễn ra khi một trong các bên trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ không đồng ý với sự vi phạm hợp đồng của bên còn lại hoặc không thống nhất với nhau về xử lý hậu quả do việc không thực hiện các nghĩa vụ gây ra.
3.2. Các dạng tranh chấp phổ biến
Thứ nhất, căn cứ vào loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh tranh chấp, gồm có các dạng tranh chấp cơ bản sau:
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm tài sản: là những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm. Ví dụ, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu…
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự. Ví dụ, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển…
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, là những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là sinh mạng, sức khoẻ, khả năng lao động của con người khi bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật và thai sản. Ví dụ, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người.
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh: Là những bất đồng, xung đột. mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Ví dụ, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, căn cứ vào tiến trình giao kết và thực hiện hợp đồng, có các loại tranh chấp sau:
Tranh chấp về giao kết hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, cụ thể là tranh chấp về hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ vô hiệu.
Tranh chấp về quá trình thực hiện hợp đồng (tranh chấp thường gặp là tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ chi trả số tiền bảo hiểm/bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm) và các biện pháp khắc phục hậu quả của sự vi phạm hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng xuất phát từ ý chí đơn phương của một trong hai chủ thể.
Thứ ba, căn cứ vào các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, các tranh chấp có thể phát sinh là: tranh chấp về đối tượng bảo hiểm, tranh chấp về số tiền bảo hiểm, tranh chấp về thời hạn bảo hiểm.
4. Khởi kiện tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ tại tòa án cần lưu ý gì?
Chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa là điều cần thiết của đương sự đặc biêt là bên khởi kiện. Trong bước chuẩn bị này, khách hàng là bên khởi kiện cần xem xét các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện sao cho chặt chẽ bảo vệ được yêu cầu của mình đưa ra.
4.1. Kiểm tra các điều kiện khởi kiện
Chủ thể khởi kiện: Ngoài điều kiện về năng lực hành vi pháp luật dân sự, năng lực pháp luật dân sự của chủ thể khởi kiện, khách hàng là bên khởi kiện lưu ý chi nhánh bảo hiểm không phải là chủ thể khởi kiện vì không có tư cách pháp nhân. Trong một số hợp đồng bảo hiểm, chủ thể khởi kiện phải tuân thủ thêm những điều kiện riêng tùy thuộc vào từng hợp đồng bảo hiểm.
Quyền khởi kiện: Ngoài lưu ý về những quy định về quyền khởi kiện nói chung (người khởi kiện là người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm) thì đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, người khởi kiện phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc người có quyền sử dụng, chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản được bảo hiểm. Cân lưu ý tư cách đương sự trong trường hợp tranh chấp hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm có sự chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chiếm hữu hợp pháp cho người khác hoặc hoạt động chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa các pháp nhân.
Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của Tòa án:
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ không có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú/làm việc/đặt trụ sở hoặc Tòa án nơi nguyên đơn cư trú/làm việc/đặt trụ sở.
Đọc thêm:
Từ tháng 5/2021, nhiều chính sách bảo hiểm, giáo dục mới có hiệu lực
Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có được không?
Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
4.2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Khi soạn thảo đơn khởi kiện: Ngoài việc ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định, đơn khởi kiện cần tập trung làm rõ yêu cầu khởi kiện cụ thể của nguyên đơn và những căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó là có căn cứ (về cả cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tế diễn biến khách quan của quan hệ giữa các bên tranh chấp). Yêu cầu khởi kiện ấy hướng đến chủ thể có nghĩa vụ nào trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy, trong đơn khởi kiện cũng phải xác định rõ thông tin của bị đơn, xác định rõ tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.
Tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện bao gồm những loại giấy tờ:
+ Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện.
+ Giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ:
+ Giấy tờ chứng minh cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm: Giấy yêu cầu bảo hiểm; giấy chứng nhận bảo hiểm/đơn bảo hiểm;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản được bảo hiểm
+ Giấy tờ chứng minh sự kiện bảo hiểm;
+ Giấy tờ chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra;
+ Giấy tờ chứng minh lồi của người thứ ba gây thiệt hại (nếu có);
+ Giấy tờ chứng minh nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, thực hiện nghĩa vụ thông báo, cung cấp thông tin, hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm…
Trong mỗi loại hợp đồng bảo hiểm lại có một số giấy tờ đặc trưng liên quan đến quan hệ pháp luật tranh chấp, cụ thể:
+ Giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tùy từng trường hợp có thể là: Ảnh chụp hiện trường; thông tin về xe; hồ sơ, kết luận của các cơ quan chức năng; các giấy tờ, tài liệu liên quan đến từng loại hình bảo hiểm.
+ Giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, tùy từng trường hợp có thể làm Giấy đề nghị trả tiền bảo hiểm; giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách người được bảo hiểm; biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị nạn; xác nhận của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến điều trị tai nạn); giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm tử vong)…
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.