Trường hợp súc vật (vật nuôi) như chó,… gây ra những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người khác thì chủ sở hữu súc vật có thể phải chịu trách nhiệm Hình sự, tuỳ theo mức độ thiệt hại.
Trong bài viết này, Luật Bạch Long sẽ tổng hợp những nội dung xoay quanh vấn đề này.
Đọc thêm: “Ngáo đá” có phải là mất năng lực hành vi dân sự và được miễn trách nhiệm hình sự?
Đọc thêm: Hành vi Mua bán dâm bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật
Đọc thêm: Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại?
Có 02 (hai) trường hợp xảy ra:
1. Nếu súc vật (vật nuôi) gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì áp dụng Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
2. Nếu súc vật (vật nuôi) làm chết người thì áp dụng Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội vô ý làm chết người. Theo đó, một người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Hành vi phạm tội: Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra. Ở đây, chủ nuôi đàn chó phải thấy trước sự nguy hiểm của việc thả rông đàn chó đối với sức khoẻ, tính mạng của người khác.
Lỗi khi thực hiện hành vi: Về ý thức chủ quan của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả: Vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vô ý của chủ nuôi đàn chó và hậu quả chết người.
Đối với những vụ việc chó cắn chết người ở Việt Nam, chúng ta có thể tham khảo pháp luật của một vài quốc gia tiêu biểu, để minh chứng cho quan điểm “chủ nuôi đàn chó phải chịu trách nhiệm về hành vi vô ý làm chết người”.
Tại Cộng hoà Pháp, Điều 221-6-2 Bộ luật Hình sự quy định:
Tội vô ý làm chết người (ngộ sát) do chó gây ra thì chủ sở hữu hoặc người trông giữ chó vào thời điểm hành vi diễn ra sẽ bị phạt 5 năm tù và phạt tiền 75.000 euros.
Nếu chủ sở hữu hoặc trông giữ chó không thực hiện các biện pháp mà Toà thị chính đặt ra để cảnh báo nguy hiểm, hoặc không tiêm vacxin phòng bệnh dại thì bị phạt tù 07 năm và phạt tiền 100.000 euros.
Trong thực tiễn áp dụng, không hiếm các vụ chó tấn công gây chết người và chủ sở hữu chó phải chịu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người.
Tại Canada, pháp luật Hình sự cũng quy định về tội vô ý giết người tại Điều 234 Bộ luật hình sự.
Án lệ hình sự tại nước này cũng có nhiều vụ việc liên quan đến việc vật nuôi làm chết người và truy cứu chủ vật nuôi tội vô ý làm chết người.
Bản chất của mối liên hệ giữa chủ sở hữu và vật nuôi cần được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật Dân sự. Vật nuôi là tài sản của người chủ nên người này phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà “tài sản” này có thể gây ra cho người khác, bao gồm cả trách nhiệm Dân sự lẫn Hình sự.
Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.