Di chúc dạng có người làm chứng (theo quy định Bộ luật dân sự năm 2015 có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế hơn so với quy định tại Bộ Luật dân sự năm 1995 và 2005. Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin trình bày một số vấn đề để để một di chúc có giá trị pháp lý theo Bộ luật dân sự năm 2015.

ảnh minh họa
Đọc thêm: Di chúc không có người làm chứng
Chi di sản thừa kế khi người để lại di sản bằng di chúc miệng
Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Điểm chung giữa di chúc không có người làm chứng và di chúc dạng có người làm chứng đó là đều có giá trị pháp lý như Di chúc được công chứng, chứng thực khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Đối với di chúc không có người làm chứng pháp luật yêu cầu chính người để lại di chúc phải thể hiện ý chí của mình bằng việc chính người để lại di chúc phải viết (không được đánh máy) và ký mới có giá trị pháp lý; Còn đối với di chúc dạng có người làm chứng, pháp luật có “mở hơn”, “thêm lựa chọn” (người để lại di chúc tự tay đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy) nhưng bắt buộc phải có ít nhất 2 người làm chứng, điều này để xác thực lại chính xác thực lại ý chí của người để lại di chúc.

ảnh minh họa
1- Di chúc phải bằng thể hiện văn bản
Bộ luật dân sự năm 2015, đã bắt nhịp với thực tế khi đã cho phép người để lại di chúc được tự đánh máy hoặc trao quyền cho người khác đánh máy hộ di chúc (ngoài quy định nhờ người khác viết theo như Bộ luật Dân sự 1995, 2005 đã quy định), Việc thể hiện này là sự “gián tiếp” về mặt hình thức (ghi nhận, truyền đạt lại) chính ý chí của người để lại di chúc, người để lại di chúc không tự tay viết vào bản di chúc mà thông qua “trung gian” thể hiện ý nguyện của mình: thông qua máy tính, thông qua người khác viết hoặc đánh máy. Vậy người bị câm có thể để lạp di chúc dạng này không?
2. Sự hiện diện của chủ thể
Di chúc là hành di pháp lý đơn phương, thể hiên ý chí định đoạt của người để lại di chúc, do đó chủ thể đầu tiên là người để lại di chúc; Khi chủ thể này không muốn tự viết di chúc thì họ có thể đánh máy hoặc nhờ người khác; mặt khác đối với di chúc dạng này phải có ít nhất 02 người làm chứng. Như vậy, ngoài người để lại di chúc thì còn có người viết hộ, đánh máy (có thể có) và 02 người làm chứng.
Pháp luật chỉ quy định người làm chứng ký tên và xác nhận tại di chúc nhưng đối với người viết hộ hoặc đánh máy hộ thì pháp luật không quy định họ phải ký hay xác nhận, để bảo đảm theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù pháp luật không có yêu cầu nào về vấn đề này nhưng việc người viết hộ hay đánh máy họ nên ký xác nhận hay nội dung của di chúc có nội dung thể hiện điều này
3- Người để lại di chúc bị câm?
Việc tự mình đánh máy hoặc thông qua nhờ người khác viết hộ hoặc đánh máy có những đặc chưng nhất định.
Nếu người để lại di chúc tự mình đánh máy thì điều kiện bắt buộc là người để lại di chúc phải là phải chữ và biết đánh máy (khi đáp ứng điều kiện này và các điều kiện khác thì di chúc vẫn có giá trị)
Đối với di chúc được người khác viết hoặc đánh máy hộ thì buôc người để lại di chúc phải truyền đạt ý chí thông qua ngôn từ của mình để người viết hộ hoặc đánh máy hộ thể hiện trên văn bản.
4- Có 02 người làm chứng
Khác với người viết hoặc đánh máy hộ di chúc có thể là bất cứ người nào (miễn là biết đọc, biết viết…) còn người làm chứng có những điều kiện khắt khe hơn, cụ thể những người sau đây không được làm chứng:
(i). Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
(ii). Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
(ii). Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Pháp luật quy định “những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc’ nhưng thực tế giải quyết tại tòa án, tòa án luôn hướng tới việc xác định sự tồn tại của người làm chứng, mức độ tham gia người làm chứng này đến đâu; có trường hợp tòa án đã không chấp nhận khi người làm chứng “chứng kiến một các hời hợt”, ví dụ, cụ A để lại di chúc, ông N là người viết hộ di chúc đồng thời là người làm chứng, sau đó ông N cầm sang ông M nhờ ký và xác nhận việc cụ A để lại di chúc. Do vậy, việc người tham gia làm chứng phải tham gia thực chất, tư cách như người chứng kiến
Người làm chứng chỉ ký mà thiếu xác nhận về chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc? vấn đề này thực tế thì tòa án vẫn chấp nhận những thiếu sót này nhưng với điều kiện những người làm chứng thực chất có tham gia chứng kiến quá trình lập di chúc thật
5. Sự chuyển hóa người viết hộ, đánh máy hộ thành người làm chứng
Trong thực tế không hiếm trường hợp số lượng người làm chứng không đủ, hoặc trong số những người làm chứng thuộc trường hợp không đáp ứng điều kiện người làm chứng nhưng có cơ sở khác khẳng định người được nhờ viết hộ đánh máy (có hoặc không ký tên) và người này không thuộc diện không được làm người làm chứng thì họ vẫn đươc coi là người làm chứng. Điều này được lý giải, việc người làm chứng chứng kiến toàn bộ quá trình truyền đạt lại thông tin để người viết hộ di di chúc, người để lại di chúc ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận thì người làm chứng cũng chính là người tham gia, ghi nhận điều đó vào bản di chúc mọt cách thiết thực nhất vì vậy không lý do gì họ lại không được xem làm người làm chứng!
Trên đây là giải đáp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.