Ở hai phần trước chúng ta đã được hiểu khái quát về “nuôi con nuôi” là gì? và thủ tục để việc này diễn ra một cách hợp pháp ra sao. Luật Nuôi con nuôi ra đời đã làm thay đổi những quy định và những nhận thức về khái niệm con nuôi của Việt Nam, trong đó có những quy định đúng đắn thể hiện sự nhân văn và cũng có những vướng mắc cần cải thiện. Ở phần 3 này chúng ta sẽ cùng bàn luận xem những quy định về nhận nuôi con nuôi theo luật Nuôi con nuôi 2010 đã thực sự là tối ưu chưa và nêu một số ý kiến giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam hơn. Sau đây là một số nhận xét của Luật Bạch Long về các quy định về điều kiện nhân nuôi con nuôi như sau.
THAM KHẢO THÊM:
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp (P1)
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp (P2)
Xác định tài sản chung, tài sản riêng và các khoản nợ của vợ chồng khi ly hôn

Ảnh minh họa
Ở Khoản 3 Điều 8 của Luật Nuôi con nuôi 2010 “ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Quy định này đã tối ưu hoá và đúng đắn, trẻ em cần sự yêu thương và chăm sóc từ cha hoặc mẹ và tốt nhất là từ cả hai, tức là nếu là vợ chồng thì việc nhân nuôi con nuôi phải có sự đồng tình từ cả hai vợ chồng, không cho phép trường hợp đang là vợ chồng nhưng lại đi nhận con nuôi riêng. Từ đó người con nuôi ta có thể hiểu là chỉ có thể làm con nuôi một lần, việc nuôi con nuôi hai lần là một việc thực sự nguy hiểm. Nuôi con nuôi hai lần ở đây tức là người con nuôi là con nuôi của gia đình này rồi gia đình đó lại cho làm con nuôi của gia đình khác dẫn tới hệ quả những kẻ gian lợi dụng kẽ hở này để buôn bán trẻ em với những mục đích không đoán được. Nhưng pháp luật lại chỉ quy định không cho làm con nuôi nối tiếp còn con nuôi mà chấm dứt quan hệ và vẫn đủ điều kiện thì vẫn có thể làm con nuôi người khác.
Tại Khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 “Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”. Quy định này thể hiện tính nhân văn và nhân đạo trong việc nhận nuôi con nuôi, bởi những đứa trẻ khi mà rơi vào những hoàn cảnh trên rất cần sự tình cảm của người cha, người mẹ để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên thì việc quy định này có vẻ nhưng hơi chung chung về phần người được nhận làm con nuôi, chúng ta không biết điều kiện cụ thể của các trường hợp khó khăn khác là như thế nào hay độ tuổi là bao nhiêu. Vô hình chung quy định này sẽ được hiểu là những người từ 16 tuổi trở xuống đề có thể được cho làm con nuôi thì chẳng phải đã đi ngược với mục đích ban đầu là chỉ có người không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình do bố mẹ đã chết, bị mất tích,… Mặt khác từ quy định này kẻ gian cũng có thể lợi dụng nó để thực hiệnn vào mục đích khác ví dụ như để lấy điểm cộng dân tộc và điểm cộng vùng khó khăn, hay cho làm con nuôi của thương binh, bệnh binh để được nhận những chính sách của nhà nước. Mặc dù vẫn sống với cha mẹ đẻ và không có gì là phải có cha nuôi, mẹ nuôi, thực tế quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ nuôi với con là không có chứ chưa nói tới trường hợp xấu nhất có thể lợi dụng để buôn bán lợi dụng và bóc lột sức lao động của trẻ em.
Về độ tuổi người nhận nuôi con nuôi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi “hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Đây là một quy định đã có từ Luật HNVGĐ năm 2000. Đây là điều kiện cần thiết để cha mẹ nuôi có thể đảm đương các nghĩa vụ đối với con nuôi. Giữa người nhận nuôi và con nuôi phải tuân theo những điều kiện nhất định về độ tuổi để đảm bảo có sự chênh lệch và khoảng cách cần thiết giữa hai thế hệ. Có như vậy việc nuôi con nuôi mới đảm bảo được cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Hơn nữa, về mặt sinh học, giữa hai thế hệ kế cận luôn có một khoảng cách tuổi tác mới đảm bảo được sự tôn trọng và khả năng nuôi dưỡng giáo dục con cái. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh trường hợp người nhận nuôi con nuôi có mục đích khác như lạm dụng tình dục với người con nuôi. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định khoảng cách về độ tuổi. Việc quy định độ tuổi tối thiểu đối với người nhận nuôi con nuôi là cần thiết bởi bản chất của việc nuôi con nuôi là hình thành quan hệ nhân thân do đó tuổi của người nuôi phải “tương xứng, phù hợp với tuổi có thể làm cha mẹ về mặt sinh học”. Đồng thời, người nhận nuôi phải đạt tới một độ tuổi tối thiểu nhất định thì mới có được kinh nghiệm, hiểu biết, điều kiện kinh tế phù hợp và quan trọng nhất là nhận thức rõ về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình. Mặt khác, việc quy định độ tuổi tối đa của người nhận nuôi cũng có ý nghĩa không nhỏ. Bởi khi tuổi đã càng cao thì khả năng chăm sóc, giáo dục con nuôi sẽ giảm dần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của con nuôi. Con nuôi sẽ không có được sự chăm sóc tốt nhất, hơn nữa sẽ không phù hợp với tự nhiên khi trẻ ở với các cặp vợ chồng đã quá tuổi sinh nở.
Tại Điểm C Khoản 1 Điều 14 quy định rằng người nhận con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Có nghĩa người nhận con nuôi sẽ phải chứng thực răng mình có có đầy đủ các điều kiện như trên, khẳng định khi nhận người con nuôi về sẽ cho sống trong một môi trường đầy đủ cả về vât chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên lại không có quy định cụ thể nào hay một định nghĩa nào để ta có thể xác định “như thế nào là đủ điều kiện?”, Mỗi nơi sẽ có một mức thu nhập khác nhau, thành phố sẽ khác với nông thôn, người dân thường không trình bày đúng với điều kiện hoàn cảnh thực tế của mình. Chính vì vậy vô hình chung gây khó khăn và không dễ dàng xác minh điều này.
Về thủ tục tiếp nhận hồ sơ nuôi con nuôi. Theo như luật định, sau khi đã hoàn thành hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi, người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân nhân cấp xã. Khi đó Ủy ban nhân nhân cấp xã tiếp nhận hồ sơ thì phải tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy hoặc người nhận con nuôi hoặc người được nhận làm con nuôi không đủ điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký và phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ sau khi lấy ý kiến của những người liên quan (Từ Điều 17 tới Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010). Ta có thể thấy người đăng ký nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị rất nhiều hồ sơ, việc cung cấp hồ sơ chứng minh để cơ quan có thẩm quyền xác minh đến việc mất nhiều thời gian để chuẩn bị các giấy tờ liên quan đó và đợi công chức tư pháp xác minh, lấy ý kiến của những người liên quan nhưng khi hồ sơ không đủ điều kiện thì lại từ chối đăng ký trong khi có những điều kiện không đáp ứng được có thể thấy ngay khi tiếp nhận hồ sơ. Như vậy thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi hiện giờ còn khá lòng vòng và mất nhiều thời gian.
- Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về các điều kiện nhận nuôi con nuôi.
Từ những đánh giá trên Luật Bạch Long có một số kiến nghị để hoàn thiện hơn về các điều kiện nhận nuôi con nuôi như sau
Những phân tích thủ tục tiếp nhận hồ sơ nuôi con nuôi trên hiện nay gây ra khá nhiều khó khăn cho người nhu cầu nhận nuôi con nuôi cũng như việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ của công chức hộ tịch bởi vì người muốn nhận nuôi con nuôi phải mất rất thời gian để chuẩn bị và hoàn thành bộ hồ sơ nhận nuôi con nuôi nhưng khi không đủ hồ sơ không đủ điều kiện thì lại bị từ chối cho đăng ký. Mặc khác sau khi tiếp nhận hồ sơ nhận nuôi con nuôi, công chức hộ tịch phải kiểm tra, lấy ý kiến của những người liên quan, nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành đăng ký nhận nuôi con nuôi, nếu không hợp lệ thì phải trả lời bằng văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ gây tốn nhiều thời gian, chi phí. Trước tình hình đó, pháp luật nuôi con nuôi cần có sự thay đổi về trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tế hoặc có văn bản hướng dẫn chi tiết thủ tục giải quyết nhận nuôi con nuôi. Cần sớm đưa Phần mềm cơ sở dữ liệu về giải quyết nuôi con nuôi để tăng cường tính tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; – Thứ sáu, tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ năng giải quyết hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi (bao gồm nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài).
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua đó phát hiện ra những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong công tác nuôi con nuôi của các địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Ban hành các văn bản hướng dẫn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác nuôi con nuôi; nhất là các trường hợp nhận nuôi con nuôi ở các cơ sở tôn giáo…Cùng với đó phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở trung ương (Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Lao động thương binh và xã hội) và cơ quan ở địa phương (Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội, Văn phòng UBND tỉnh và địa phương). Pháp luật nuôi con nuôi cũng cần quy định điều kiện về hoàn cảnh của trẻ được nhận làm con nuôi, để việc nuôi con nuôi không bị biến dạng, không đúng với bản chất và mục đích nhân đạo của nó.
Trên đây là những phân tích của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!