Hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay đang có những bức chuyển mình lớn và ngày càng hoàn thiện hơn. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động TTHS là một chặng đường vô cùng khó khăn và quan trọng. Chỉ khi nào mà pháp luật TTHS được xây dựng chặt chẽ thì hoạt động của bộ máy Nhà nước mới có thể hoàn thiện. Chính vì nhu cầu thực tế này của cuộc sống mà từ cuối thế kỷ XIX khoa học TTHS đã có những nghiên cứu về sự đa dạng phong phú trong cách thức tổ chức hoạt động TTHS trên thế giới nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng, trong tiến trình phát triển lịch sử hàng nghìn năm của TTHS thì mô hình tố tụng tranh tụng đang đáp ứng được những nhu cầu của cải các tư pháp của Bộ chính trị trong đó thì Toà án với vai trò là cơ quan xét xử đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tranh tụng. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị những ý kiến về vấn đề “Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng”, bài viết sẽ chia làm 02 phần để quý vị có thể đọc dễ dàng hơn.
ĐỌC THÊM:
Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng (p1)
Chế độ ăn đối với phạm nhân từ ngày 25/12/2020

Ảnh minh hoạ
-
Vai trò của trò của Tòa án trong mô hình tố tụng tranh tụng.
Loại hình tố tụng này xuất hiện đầu tiên tại Anh, sau đó nó được phát triển ở các nước thuộc địa của Anh và cho đến nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Canada và nhiều nước trên thế giới. Một trong những quy tắc quan trọng của tranh tụng dựa trên cơ sở thừa nhận vai trò độc lập của Tòa án là dựa trên yếu tố tự định đoạt của các bên và quyết định có tính bắt buộc thi hành của Toà án (Trọng tài). Bản thân các bên không thể tự mình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bên tranh tụng kia. Toà án chỉ giải quyết vụ án trên cơ sở yêu cầu của các bên chứ không tự ý giải quyết những gì ngoài yêu cầu của các bên. Toà án không thể thực hiện bất kỳ hành vi nào thuộc chức năng buộc tội hay chức năng bào chữa. Toà án tiến hành hoạt động của mình trên cơ sở có sự buộc tội của bên buộc tội đưa ra và chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi buộc tội. Điều này dẫn đến hệ quả là sự tranh tụng của các bên xung quanh sự buộc tội chính là động lực làm cho hoạt động TTHS tiến triển, vận động lên phía trước, không có buộc tội thì không có tố tụng.
Trong tranh tụng Tòa án không phải là người sẽ quyết định sự thật xem có tội hay không có tội mà chỉ quyết định hình phạt sau khi bị cáo đã bị kết tội. Trong quá trình tranh tụng thẩm phán chỉ can thiệp vào trong những trường hợp như sau: Thứ nhất, khi thẩm phán cần phải hướng dẫn đoàn bồi thẩm về một vấn đề thủ tục, ví dụ như bỏ qua một chứng cứ không hợp lệ hay yêu cầu đoàn bồi thẩm vào nghị án v.v… Thứ hai, khi phải quyết định về một vấn đề liên quan tới tính hợp lệ của chứng cứ, ví dụ như nếu một bên phản đối lời xét hỏi đối với nhân chứng, cho rằng lời xét hỏi đó đã vi phạm các quy định pháp luật về bằng chứng. Thứ ba, quyết định cho phép hay không cho phép tố quyền của một bên nào đó, ví dụ một bên yêu cầu tòa án triệu tập một nhân chứng nào đó phát sinh tại tòa. Thứ tư, quyết định các vấn đề pháp lý khác về đảm bảo sự công bằng. Như vậy có thể thấy rằng, trong mô hình tranh tụng, thẩm phán là người nắm giữ luật lệ, bảo đảm môi trường công bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, bảo đảm tranh giữa hai bên được diễn ra một cách công bằng.
Do chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội, như vậy, trách nhiệm chứng minh trong mô hình tố tụng tranh tụng được chia sẻ cho tất cả các bên tranh tụng; thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ có trách nhiệm chứng minh cho phán quyết của mình, vì sao lại chấp nhận chứng cứ của bên buộc tội mà không chấp nhận chứng cứ của bên bào chữa và ngược lại. Ngoài chức năng xét xử, Tòa án không đảm nhiệm thêm bất kỳ chức năng tố tụng nào khác. Thẩm phán trong mô hình TTHS tranh tụng được ví như trọng tài, người nắm giữ các luật lệ và bảo đảm cho cuộc đấu giữa hai bên được diễn ra một cách công bằng, đúng luật.
Ở Hoa Kỳ, không có đạo luật nào quy định về cách thức điều tra viên liên bang tiến hành điều tra vụ án. Bộ quy tắc TTHS liên bang được ban hành chỉ áp dụng đối với thủ tục tố tụng tại phiên tòa, không áp dụng đối với hoạt động điều tra. Trong mô hình tố tụng tranh tụng có các quy định khá chặt chẽ về chứng cứ vì người có thẩm quyền quyết định bị cáo có tội hoặc không có tội là bồi thẩm đoàn – là những người không có kiến thức pháp luật, không có nghiệp vụ xét xử; trong khi đó, công tố viên và luật sư bào chữa là những người chuyên nghiệp luôn tìm cách chi phối, tác động bồi thẩm đoàn, các quy định chặt chẽ về chứng cứ sẽ giúp cho bồi thẩm đoàn có những chứng cứ sạch để phán quyết chính xác về hành vi của bị cáo.Trong mô hình tố tụng tranh tụng không tồn tại “hồ sơ vụ án” theo nghĩa được sử dụng như trong mô hình tố tụng thẩm vấn. Trong giai đoạn tiền xét xử, bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền lập hồ sơ gồm các chứng cứ, tài liệu mỗi bên thu thập được. Bộ hồ sơ này chỉ phục vụ mục đích của từng bên trong tố tụng. Khi ra phiên tòa xét xử, các chứng cứ trong hồ sơ chưa có giá trị chứng minh, chỉ có những chứng cứ được trình bày và thẩm tra tại phiên tòa dưới hình thức bằng lời nói mới được sử dụng làm chứng cứ để xác định hành vi cấu thành tội phạm hay không cấu thành tội.
Tuy nhiên thì mô hình nào cũng có những ưu nhược điểm riêng của nó. Sau đây là một số nhược điểm của mô hình tố tụng tranh tụng. Thứ nhất, thành viên của bồi thẩm đoàn tham gia một cách thụ động vào phiên tòa và là người không chuyên nghiệp gây ra tình trang có thể có bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định sai gay oan sai. Thứ hai, việc quá đề cao sự đối tụng giữa các lợi ích cá nhân làm cho mô hình tranh tụng không phản ánh được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích công cộng trong các vụ án hình sự gây ra tình trạng “đàm phán nhận tội” dẫn tới khả năng bỏ lọt những tội phạm nghiêm trọng có tác động lớn tới trật tự xã hội. Thứ ba, trong mô hình này, năng lực của luật sư có vai trò quyết định tới phán quyết của Toà án, những người nghèo không có điều kiện để thuê luật sư giỏi vì chi phí cao gây nên sự bất công cho người nghèo so với người giàu. Thứ tư, người quyết định thời gian xét xử bao lâu lại chính là các bên đối tụng, làm cho toà án không kiểm soát được thời gian xét xử, các bên đối tụng sẽ tận dụng thời gian tối đa tại phiên xét xử để thuyết phục đoàn bồi thẩm nghe theo lập luận của mình. Thứ năm, việc quy định một khung pháp lý chặt chẽ cho việc sử dụng chứng cứ tại tòa nhằm đưa đến cho đoàn bồi thẩm những chứng cứ “sạch” nhất để ra phán quyết đúng đắn nhất. Song, điều này cũng có thể gây nên phản tác dụng là những chứng cứ tuy có giá trị sử dụng cao cho việc xác định sự thật khách quan nhưng lại có thể bị loại bỏ do vi phạm thủ tục, từ đó làm cho vai trò của Tòa án bị động.
-
Liên hệ với hoạt động tố tụng của Việt Nam.
Vai trò của Toà án được nhắc tới trong Nghị quyết 49-NQ-TW của bộ chính trị trong quá trình cải cách tư pháp được xác định là trung tâm của và xét xử là hoạt động trọng tâm. Điều 72, Hiến pháp 2014 cũng quy định ““Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” cũng thể hiện Toà Án đóng một vai trò quan trọng được trao thẩm quyền coi con người là có tội và buộc người đó chịu hình phạt, và trong tất cả các thiết chế quyền lực nhà nước thì không một cơ quan nào được trao cho quyền lực và thẩm quyền để làm việc này. Hiện nay thì Việt Nam đang áp dụng mô hình tố tụng xét hỏi vào hoạt động tố tụng mà một trong những nguyên tắc của tố tụng xét hỏi là Kiểm sát viên và Thẩm phán xem xét chứng cứ, nếu thấy đủ thì mới khởi tố và đưa vụ án ra xét xử. Điều này cho thấy việc điều tra trước khi vụ án được đưa ra tòa là thủ tục rất quan trọng. Do đó, rất dễ dẫn đến việc xét xử vụ án chỉ như là một “phiên tòa trình diễn”. Điều này cũng dẫn đến nguyên tắc “suy đoán vô tội” và nguyên tắc về “quyền im lặng” không được coi trọng đúng mức,nguyên tắc xét xử công khai, theo đó, tất cả các vụ án đều phải đưa ra phiên tòa xét xử không chấp nhận nguyên tắc “mặc cả nhận tội”. Không có quy định về nguyên tắc “loại trừ chứng cứ”, do đó công tố viên và Thẩm phán điều tra phải xem xét mọi loại chứng cứ để có thể có cơ sở vững chắc khi đưa ra phán quyết về vụ án, nếu vụ án chưa đủ chứng cứ để xét xử thì vụ án sẽ bị yêu cầu điều tra bổ sung hoặc bị đình chỉ.
Như chúng ta đã biết, cải cách tư pháp hình sự ở nước ta được xác định theo hướng bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ở Việt Nam gắn kết hai yếu tố cốt lõi là thực hiện tranh tụng, bảo đảm vị trí trung tâm của Toà án và của hoạt động xét xử. Không thể tạo ra được vai trò trung tâm của Toà Án nếu không có tố tụng tranh tụng, nếu Toà án không được yêu cầu bảo đảm để trở thành chủ thể duy trì vị trí pháp lý bình đẳng của các bên, bảo đảm sự tôn trọng quyền, lợi ích và quyền tự do định đoạt của các bên tố tụng. Việc pháp luật quy định trách nhiệm của Tòa án là phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan và toàn diện làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, tóm gọn lại Toà án bên cạnh chức năng buộc tội và xét xử cũng thực hiện chức năng bào chữa.
Trên đây là phần 1 trong bài viết về Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng, trong phần 2 chúng ta sẽ cùng đi vào thực tế để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!