Chế định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một trong những chế định quan trong trong Tố tụng Dân sự, chế định này đã góp phần giảm thiểu chi phí tố tụng, tiết kiệm thời gian cho các đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đã được ban hành với nhiều sửa đổi, bổ sung vào nhiệm vụ làm cho việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự của công dân được thuận lợi, dễ dàng và công việc giải quyết của Tòa án được công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Ở mỗi cấp xét xử, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được dựa trên những căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục khác nhau. Và trong bài viết này luật Bạch Long sẽ xin được làm rõ một số vấn đề về “quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.”
ĐỌC THÊM:
Hạn chế trong quy định về người tiến hành Tố tụng Dân sự
Trước tiên chúng ta cần hiểu về những khái niệm cơ bản của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sư là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Đình chỉ giải quyết VADS ở tòa án cấp sơ thẩm là việc tòa án cấp sơ thẩm quyết định ngừng việc giải quyết VADS khi có những căn cứ pháp luật quy định ở lần xét xử đầu tiên của một vụ án.
Đình chỉ giải quyết VADS ở tòa án cấp sơ thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm quyết định ngừng giải quyết VADS khi xét xử lại vụ án mà bán án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Về đặc điểm của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết VADS là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm chấm dứt hẳn việc giải quyết VADS.
Quyết định đình chỉ được thực hiện bởi Thẩm phán, Hội đồng xét xử. Đối với tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc tòa án tạm ngừng giải quyết VADS đã được thụ lý khi có một trong những căn cứ do pháp luật quy định, và khi không còn những căn cứ đó thì tiếp tục giải quyết VADS theo trình tụ và thủ tục luật định. Còn đình chỉ giải quyết VADS thì mọi hoạt động tố tụng sẽ không được khôi phục trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ hai, đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định.
Căn cứ đình chỉ ở các cấp không giống nhau. Trong quá trình giải quyết VADS dựa vào các căn cứ đình chỉ giải quyết VADS do pháp luật quy định, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục quy định. Tòa án không được đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án một cách tùy tiện khi không có những căn cứ do pháp luật quy định.
Thứ ba, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS. Việc đình chỉ được tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Trước phiên tòa, thẩm quyền này thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) có quyền đình chỉ giải quyết VADS.
Thứ tư, hình thức đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được thể hiện bằng quyết định.
Quyết định đình chỉ giải quyết VADS của tòa án có ảnh hướng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì vậy, quyết định này phải được thể hiện bằng quyết định và Tòa án phải nêu rõ căn cứ, lý do đình chỉ. Đây là căn cư để đương sự, Viện kiểm sát kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; hoặc là căn cứ để đương sự khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm; hoặc là căn cứ để Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ năm, trình tự, thủ tục ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS theo quy định của pháp luật.
Việc tuân thủ trình tự, thủ tục này đảm bảo tòa án áp dụng chặt chẽ các quy định của pháp luật để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Việc đình chỉ giải quyết VADS ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ được áp dụng các quy định về thẩm quyền ra quyết định, căn cứ ra quyết định khác nhau.
Thứ sáu, hậu quả pháp lý khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật.
Khi quyết định đình chỉ giải quyết VADS có hiệu lực thì các đương sự không có quyền yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó nữa và mọi hoạt động tố tụng của tòa án sẽ chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện các tình tiết, sự kiện mới làm hậu quả pháp lý của vụ án có thể thay đổi một phần hoặc toàn bộ. Còn đối với trường hợp đình chỉ giải quyết VADS mà khi thỏa mãn điều kiện do luật định thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ chấm dứt hẳn việc giải quyết VADS theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về một số quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm (p1). Trong phần 2 chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn và phân tích những hạn chế và bất cập của những quy định này, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com