Cùng với việc các thương nhân nước ngoài có thể trực tiếp đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh với tổ chức, cá nhân Việt Nam) hoặc mua phần vốn góp, cổ phần của Doanh nghiệp Việt Nam thì rất nhiều thương nhân lựa chọn việc thành lập Văn phòng đại diện Việt Nam để làm đầu mối, thực hiện xúc tiến thương mại, tìm hiểu và đánh giá thị trường trước khi chính thức đầu tư tại Việt Nam. Chúng ta, dễ dàng bắt gặp mô hình này trong các lĩnh vực: dược phẩm, hãng hàng không, lữ hàng….
Đọc thêm: Thủ tục thành lập thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
Người đứng đầu văn phòng đại diện
- Theo quy định pháp luật thương nhân nước ngoài được phép thành lập Văn Phòng Đại diện khi đáp ứng sau:
– Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
-Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
-Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Theo quy định pháp luật thì Văn phòng Đại diện có các quyền sau:
– Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
– Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
– Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
– Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
– Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật Thương mại 2016
– Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật Việt Nam.
– Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện: Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện hoặc báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc
hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.