Luật Bạch Long
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Luật Bạch Long

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Ai là người nắm bản quyền Quốc Ca Việt Nam?

bởi Diệp Trọng Sang 9 Tháng Mười Hai, 2021

Tối ngày 6/12/2021, trên nền tảng mạng xã hội YouTube, cụ thể là trên kênh của Next Sports trong khi tường thuật trực tiếp trận đấu bóng đá giữa Việt Nam và Lào trong hành trình bảo vệ ngôi vô địch AFF cup của đội tuyển Việt Nam. Khi đội tuyển Việt Nam đang thực hiện nghi lễ chào cờ trước trận đấu thì dòng chữ “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”. Việc bản Quốc Ca là một ca khúc của dân tộc nhưng lại bị đánh bản quyền và không được phát đã gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân. Còn trên mạng xã hội Facebook xuất hiện tràn lan những tin tức với những dòng “giật tít” và nhắm thẳng tới Công ty BH Media (một công ty truyền thông cũng đang dính tới các lùm xù về vấn đề sở hữu trí tuệ) mặc dù vẫn chưa rõ ngọn ngành sự việc, sau đó những tin tức, nài viết đó được chia sẻ một các “chóng mặt” mà không cần sự kiểm chứng từ cơ quan có thẩm quyền nào. Hiện tại Chính phủ cũng như Bộ Văn hóa và Truyền thông đang tiến hành làm ró sự việc bản Quốc Ca Việt Nam bị đánh bản quyền trên YouTube để đưa ra câu trả lời cho nhân dân. Vậy ai là người có quyền sở hữu đối với bản nhạc Tiến quân ca? Nhận định của Công ty Luật TNHH Bạch Long thế nào về sự việc nêu trên như sau:

 

Tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 có quy định như sau:

“2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Theo đó thì quyền tác giải là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Những quyền đó gồm quyền về nhân thân và quyền về tài sản. Nhạc sĩ Văn Cao là người đã sáng tạo ra tác phẩm âm nhạc này do đó người có quyền sở hữu tác phẩm “Tiến quân ca” hay còn gọi là “Quốc Ca” chính là cố nhạc sĩ Văn Cao.

Vào ngày 15/7/2016, gia đình của cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam và lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội. Do vậy đây là một tác phẩm cực kỳ đặc biệt và không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền nhận bản quyền ca khúc này về phía bản thân để nhằm mục đích thương mại.  Còn trường hợp đối với những tác phẩm bình thường bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu được quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả và cá quyền liên quan “Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan“.

Tại khoản 1,2,3 Điều 5 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng đã quy định như sau:

“Điều 5 (Đảm bảo quyền: 1 và 2. Bên ngoài quốc gia gốc; 3. Tại quốc gia gốc; 4.”Quốc gia gốc”)

1. Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.

2. Việc hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của Luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.

3. Việc bảo hộ tại Quốc gia gốc do Luật pháp của Quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân của Quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng tại Quốc gia này những quyền như các tác giả là công dân của nước đó.”

Do vậy chúng tôi cho rằng đây là lỗi quản lý hệ thống của nền tảng mạng xã hội YouTube, mặt khác cũng khó thể trách YouTube về vấn đề này vì việc phát hiện nhanh các video có nhạc bản quyền đã cho thấy rằng sự quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng quy định hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại để YouTube khắc phục vấn đề này và Bộ Văn hóa Truyền thông và Du lịch chính là cơ quan phải đứng ra thực hiện việc này theo quy định tại các Công ước và Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Còn về phía Công ty BH Media, ngày 7/12/2021, bà Ngọc Diệp – đại diện của BH Media cho hay đơn vị không liên quan đến sự việc vào tối 6/12/2021 đã nêu ở đầu. Nhưng trên cá trang mạng xã hội dù chưa được kiểm chứng nhưng đề đồng loạt đăng những tin không đúng sự thật về Công ty này khiến cho người dân chia sẻ và mặc định Công ty BH Media là người gây ra sự việc đó.  Do vậy, để đưa ra nhận định hay chia sẻ một bài viết thì chúng ta cần tìm hiểu và tránh bị dẫn dắt bởi những nguồn tin “lá cải”. Qua đó chúng ta cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nếu bạn cần thêm thông tin về thủ tục đăng ký quyền tác giải và quyền liên quan thì có thể tham khảo bài viết “Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan“

Trên đây là những nhận định của Luật Bạch Long về sự việc “Ai là người nắm bản quyền Quốc Ca Việt Nam?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929 or 096. 234. 2098

Email: luatbachlong@gmail.com

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 or 096.234.2098 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

0
Facebook
Tin trước
Tội phạm xảy ra ở nhiều nơi thì xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra thế nào?
Tin tiếp
Trường hợp xét xử kín theo quy

Bài viết liên quan

Quy định của pháp luật tố tụng dân...

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền...

Một số quy định về nuôi chó ở...

Hướng dẫn giám sát, phòng chống biến chủng...

Ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp...

Tội phạm xảy ra ở nhiều nơi thì...

Ủy quyền cho hai người trong đăng ký...

Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời,...

Hàng loạt chính sách về công chức, thuế...

Điều kiện và chế độ chuyển sang quân...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Công chứng giao dịch
  • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
  • Đất đai – Nhà ở
  • Đấu giá tài sản
  • Giấy Phép
  • Hôn nhân – Gia đình
  • Hợp đồng – Giao dịch
  • Lao động
  • Lập vi bằng
  • Lĩnh vực khác
  • Pháp luật dân sự
  • Pháp luật Hành chính
  • Pháp luật Hình sự
  • Sở hữu trí tuệ
  • Tin pháp luật
  • Tố tụng tại toà

BÀI VIẾT MỚI

  • Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?

    8 Tháng Tư, 2022
  • Kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Công ty Luật TNHH Bạch Long

    21 Tháng Ba, 2022
  • Chứng chỉ quỹ là gì? Điều kiện, hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ

    7 Tháng Ba, 2022
  • Không cần mang giấy khai sinh, giấy kết hôn vì đã có bản điện tử

    24 Tháng Hai, 2022
  • Năm 2022 – Điều khiển, tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người phạt bao nhiêu?

    24 Tháng Hai, 2022

GIỚI THIỆU

Công ty Luật trách nhệm hữu hạn Bạch Long là đơn vị hàng đầu trong lĩnhvực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH BẠCH LONG

Địa chỉ: Số 10 Ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: luatbachlong@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0975.866.929 – 0975.224.974

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Bạch Long Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật Bạch Long

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS