Trong quá trình kinh doanh cũng như hoạt động, không phải doanh nghiệp và hợp tác xã nào cũng “thuận buồm xuôi gió”. Trong trường hợp xấu nhất, doanh nghiệp và hợp tác xã có thể bị bị giải thể và mất khả năng thanh toán các khoản nợ của mình trong quá trình giải quyết phá sản. Để được coi là không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Do vậy Quản tài viên đang là xu thế của sự phát triển, nhưng vấn đề đặt ra là chưa nhiều người có thể biết và hiểu về chức danh Quản tài viên. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về “Quản tài viên” để quý vị có thể hiểu rõ hơn và chức danh này, bài viết sẽ chia làm 02 phần để quý vị dễ dàng theo dõi hơn.
ĐỌC THÊM:
Cần những giấy tờ gì để thành lập công ty hợp danh?
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng BHXH?
Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể
Thứ nhất, chúng ta cần hiểu Quản tài viên là gì? Tại khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 có quy định như sau: “Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.”
Như vậy, có thể thấy Quản tài viên là những người sẽ có trách nhiệm bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản. Quản tài viên sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, những người có đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Tại Điều 12 Luật phá sản năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 12. Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: a) Luật sư; b) Kiểm toán viên; c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.”
Cũng giống như hình thức hành nghề của luật sư. Theo quy định pháp luật, cụ thể tại Điều 8 Nghị định 22/2015/NĐ-CP, quản tài viên được lựa chọn một trong hai hình thức sau để hành nghề: – Hành nghề với tư cách cá nhân; – Hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Lưu ý: Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ Quản tài viên được quy định tại Điều 16 Luật phá sản năm 2014 như sau:
“Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật; đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Thứ ba, những người không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (không được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên) gồm:
– Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản năm 2014.
– Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là nhưng khái quát chung nhất về Quản tài viên, những vấn đề nêu trên được nêu ra dựa trên những căn cứ pháp luật. Nhận thấy rằng Quản tài viên hiện nay đang là một xu hướng của rất nhiều người, để trở thành Quản tài viên thì cần một số điều kiện nhất định và sẽ được nêu ở trong phần 02, xin mời quý vị đón đọc.
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính