Luật Bạch Long
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Luật Bạch Long

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Đánh giá các quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải

bởi Diệp Trọng Sang 14 Tháng Tư, 202119 Tháng Tư, 2021

Để đảm bảo thực thi nguyên tắc tranh tụng trong suốt quá trình tố tụng đường sự người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho tòa án, đồng thời có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp.

Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, đặc biệt là quyền tranh tụng.

Theo Điều 210 BLTTDS 2015, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giữa các bên đường sự. Khi tiến hành phiên họp này phải đảm bảo sự có mặt của các bên đường sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt vắng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành các phiên họp và việc tiến hành phiên họp không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt. Nếu các đường sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên họp.

Trong bài viết này, Luật Bạch Long  xin làm rõ hơn các quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.

ĐỌC THÊM: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Dựa vào số thẻ CCCD gắn chíp biết ngay 03 thông tin của 01 công dân

Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử

ảnh minh hoạ

Bộ luật TTDS 2015 được ban hành mang lại nhiều sự thay đổi lớn trong tư duy và cách xây dựng pháp luật trong tố tụng dân sự ở Việt Nam và vẫn kế thừa những quy định về thủ tục hòa giải nhưng đã phát triển thành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải về thông báo, thành phần, trình tự và biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ.  Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ theo BLTTDS 2015 được tiến hành cùng với phiên hòa giải. Các quy định của pháp luật hiện hành về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải được quy định tại chương XIII, từ Điều 208 đến Điều 211 BLTTDS 2015 gồm có các thủ tục, thông báo, thành phần, trình tự, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.

Theo quy định của BLTTDS 2015 thì phiên họp này được quy định là một trong quy trình chuẩn bị xét xử tại Điểm g Khoản 1 Điều 203 và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 7 Điều 48 BLTTDS) trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi các bên không hòa giải được thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử, đây có thể coi là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án.

Vì vậy trước khi tiến hành mở phiên họp kiểm tra và phiên hòa giải, Thẩm phán cần phải hoàn tất các nhiệm vụ của mình để làm sáng tỏ nội dung vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là bắt buộc tuy nhiên trong một số trường hợp Thẩm phán không tiến hành mở phiên hòa giải đối với những yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội (Điều 206 BLTTDS).

Hoặc những vụ án không tiến hành hòa giải được do: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải (Điều 207 BLTTDS). Phiên hòa giải giữa các đương sự có thể sẽ không được diễn ra nhưng phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải được Thẩm phán tổ chức.

Trên đây là phân tích của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: luatbachlong@gmail.com

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

0
Facebook
Tin trước
so sánh RCEP và ATIGA về thuế quan
Tin tiếp
Hộ kinh doanh

Bài viết liên quan

Yêu cầu phản tố của bị đơn được...

Trình tự tố tụng của một phiên toà...

Tái thẩm trong pháp luật tố tụng dân...

Tội buôn lậu bị xử lý như thế...

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp...

Bình luận quy định của pháp luật Tố...

Đơn kháng cáo quá hạn được giải quyết...

Bình luận quy định của pháp luật Tố...

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp...

Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Công chứng giao dịch
  • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
  • Đất đai – Nhà ở
  • Đấu giá tài sản
  • Giấy Phép
  • Hôn nhân – Gia đình
  • Hợp đồng – Giao dịch
  • Lao động
  • Lập vi bằng
  • Lĩnh vực khác
  • Pháp luật dân sự
  • Pháp luật Hành chính
  • Pháp luật Hình sự
  • Sở hữu trí tuệ
  • Tin pháp luật
  • Tố tụng tại toà

BÀI VIẾT MỚI

  • Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?

    8 Tháng Tư, 2022
  • Kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Công ty Luật TNHH Bạch Long

    21 Tháng Ba, 2022
  • Chứng chỉ quỹ là gì? Điều kiện, hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ

    7 Tháng Ba, 2022
  • Không cần mang giấy khai sinh, giấy kết hôn vì đã có bản điện tử

    24 Tháng Hai, 2022
  • Năm 2022 – Điều khiển, tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người phạt bao nhiêu?

    24 Tháng Hai, 2022

GIỚI THIỆU

Công ty Luật trách nhệm hữu hạn Bạch Long là đơn vị hàng đầu trong lĩnhvực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH BẠCH LONG

Địa chỉ: Số 10 Ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: luatbachlong@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0975.866.929 – 0975.224.974

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Bạch Long Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật Bạch Long

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS