Điều 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định nhiệm vụ của BLTTHS là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của tổ chức, cá nhân được bảo vệ và tôn trọng, BLTTHS cho phép giải quyết cả vấn đề ds liên quan đến tội phạm. Việc giải quyết vấn đề dstrong vahs là một trong những chế định quan trọng của luật tố tụng hình sự và được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản tại Điều 30 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong lý luận cũng như thực tiễn, nguyên tắc “giải quyết vấn đề dstrong vahs” chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Vì vậy, hôm nay Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị một số ý kiến của mình về vấn “Nguyên tắc giải quyết vấn đề ds trong vụ án hình sự” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” để nghiên cứu.
ĐỌC THÊM:
Giải quyết vấn đề ds trong vụ án hình sự (p1)
Giải quyết vấn đề ds trong vụ án hình sự (p2)
Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
3. Thực trạng áp dụng nguyên tắc “giải quyết vấn đề ds trong vụ án hình sự” và kiến nghị
3.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc “giải quyết vấn đề ds trong vụ án hình sự”
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế như hiện nay, tình hình phạm tội ngày càng gia tăng, đặc biệt là các vụ án hình sự có giải quyết vấn đề trách nhiệm ds tăng lên rất nhiều và việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong các vụ án đó ngày càng phức tạp. Theo thống kê từ số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, riêng từ năm 2004 đến năm 2008, tổng số vụ án hình sự có giải quyết vấn đề dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tăng từ 2.363 vụ án (năm 2004) đến 2.695 vụ án (năm 2008). Mặc dù việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS không nhiều, chưa cụ thể, các quy định nằm rải rác, nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị phần dân sự lại thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ các vụ án hình sự có giải quyết vấn đề dân sự bị kháng cáo, kháng nghị; kết quả xét xử phúc thẩm phần nhiều là y án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm do các đương sự tự nguyện thỏa thuận phần bồi thường thiệt hại, rất ít bản án bị hủy hay sửa do lỗi chủ quan.
3.2. Một số kiến nghị
Thứ nhất, về lập pháp, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong BLTTHS hiện hành hoặc trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS để có sự áp dụng thống nhất. Bên cạnh đó, BLTTHS cần quy định rõ chủ thể có quyền tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, bởi lẽ, nếu những người tham gia tố tụng cũng có quyền đề nghị tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong tố tụng dân sự sẽ được tôn trọng. Tuy nhiên, trường hợp này phải được sự đồng ý của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc tách này không ảnh hưởng tới việc giải quyết phần trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, về áp dụng pháp luật, cần hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc nội dung nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2015. Cần cân nhắc khi quyết định tách hay không tách vụ án sao cho vừa có lợi cho việc giải quyết vụ án, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên cạnh việc xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần coi trọng cả việc giải quyết vấn đề dân sự, không nên chỉ coi trọng việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự mà coi thường vấn đề dân sự trong vụ án. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố và xét xử án hình sự.
Thứ ba, về công tác cán bộ, cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp cán bộ, công chức có vi phạm.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!