Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, người giám hộ được xác định như thế nào trong tố tụng dân sự?
1. Giám hộ là gì ?
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc.
Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ…
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ ( Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người được giám hộ là ai ?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS thì người được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
– Người mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau:
– Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ.
– Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên.
– Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.
3. Quy định về người giám hộ
Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên. Các quy định về giám hộ đối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.
3.1. Giám hộ đương nhiên
Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
3.2. Giám hộ được cử
Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.
Lưu ý, Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định dưới đây:
– Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
– Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
4. Quy định về người giám hộ trong tố tụng dân sự
Giám hộ là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định từ Điều 46 đến Điều 63. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, có hai loại giám hộ, đó là loại giám hộ đương nhiên, hay còn gọi là loại giám hộ được pháp luật quy định. Đối với trường hợp này pháp luật đã qụy định trước ai sẽ là người thuộc đối tượng có quyền giám hộ và cứ theo thứ tự luật định mà họ đương nhiên là người giám hộ đối với người được giám hộ, không đòi hỏi bất cứ trình tự, thủ tục nào để cử họ làm giám hộ. Loại giám hộ thứ hai là giám hộ được cử. Đối với trường hợp này chỉ khi được cử làm giám hộ thì họ mới trỏ thành người giám hộ. Dù là giám hộ đương nhiên hay giám hộ được cử họ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Đọc thêm:
Thời hạn kháng cáo và kháng cáo quá hạn
Bình luận quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm (p3)
Tái thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015, thì người giám hộ là người có quyền đại diện cho người mà mình giám hộ, và theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyển đại diện theo quy định của pháp luật. Như vậy, người giám hộ là người đại diện theo pháp luật cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ. Nếu người con còn vị thành niên, hoặc đã thành niên nhưng chưa có vợ, có chồng thì cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên, nếu có đủ điều kiện làm người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015. Nhưng nếu người mất năng lực hành vi dân sự đã có Vợ, có chồng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 nghĩa là: “trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ, nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Vấn đề đặt ra là nếu người con đã có vợ, có chồng và người vợ hoặc chồng đó có đủ điều kiện là người giám hộ thì bố, mẹ có còn là người giám hộ đương nhiên cho con mình nữa hay không? Hay nói cách khác, một người mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ có một người là giám hộ đương nhiên hay họ có thể có nhiều người cùng là người giám hộ cho họ. Nếu chúng ta thừa nhận họ có nhiều người cùng giám hộ tức là thừa nhận họ có nhiều người có quyền đại diện cho họ trong pháp luật dân sự, cũng như pháp luật tố tụng dân sự. Nghiên cứu quy định tại khoản 3 Điểu 48 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thấy pháp luật quy định “một người có thể giám hộ cho nhiều người” và “một người chỉ có thể được một người giám hộ”. Nếu dừng ở đây thì chỉ có thể hiểu một người còn vị thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự sẽ chỉ có một người giám hộ, chứ không thể có hai người cùng giám hộ một lúc. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 47 nêu trên còn quy định tiếp “Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”. Phải chăng trường hợp này pháp luật cho phép bố mẹ hoặc ông, bà có quyền giám hộ song song, cùng đồng thời với người giám hộ đương nhiên khác? Khoản 2, 3 Điều 52 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”
Khoản 3 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”. Nghiên cứu khoản 2, 3 Điều 52 và khoản 3 Điều 53 nói trên, có thể cho rằng, pháp luật có quy định ngoại lệ, nhưng ngoại lệ này phải hiểu là đối với một người con còn vị thành niên hoặc đã thành niên nhưng chưa có vợ có chồng mà mất năng lực hành vi dân sự thì cả bố và mẹ đều là người giám hộ đương nhiên; đối với cháu thì ông, bà đều cùng đồng thời có quyền là người giám hộ, tức là hai người cùng giám hộ cho một người, nhưng đó là một chủ thể cụ thể là con hoặc cháu của họ và người con, cháu này chưa có người khác làm giám hộ theo pháp luật. Hay nói cụ thể hơn là họ chưa có vợ, có chồng; nếu người con này đã có vợ, có chồng, thì theo quy định tại khoản 1 Điểu 53 Bộ luật dân sự năm 2015 người vợ, hoặc chồng của họ sẽ là người giám hộ đương nhiên theo pháp luật. Do đó, bố mẹ hoặc ông, bà của họ không được đồng thời là người cùng giám hộ với chồng hoặc vợ của người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, một người đã có vợ, chồng và người vợ hoặc chồng đó đang là người giám hộ thì bố, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự không được quyền giám hộ cho họ, không được quyển đại diện cho họ trong quan hệ dân sự cũng như quan hệ tố tụng dân sự. Tuy nhiên, nếu người vợ hoặc chồng không đủ điểu kiện là người giám hộ thì cha, mẹ sẽ là người giám hộ (khoản 3 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015). Nhưng có phải trong trưòng hợp trên, khi người vợ hoặc chồng, con không có đủ điều kiện là người giám hộ thì cha, mẹ sẽ đương nhiên là người giám hộ hay phải có một trình tự, thủ tục nào đó về hành chính hay tư pháp để xác định người vợ hoặc chồng, con đó không đủ điểu kiện là người giám hộ và lúc này bố, mẹ mởi có quyền giám hộ cho người con mất năng lực hành vi dân sự?
Có ý kiến cho rằng, khi người vợ hoặc chồng không đủ điều kiện là người giám hộ thì căn cứ vào Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định họ không còn, là người giám hộ đương nhiên và Tòa án căn cứ vào Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định người giám hộ cho họ trong vụ án và như vậy không cần một thủ tục hành chính hay tư pháp nào để xác định người giám hộ. Nếu giải thích theo hướng này thì việc loại bỏ tư cách giám hộ của người vợ hoặc chồng khi họ không đủ điều kiện là người giám hộ và xác định người giám hộ mới trong tố tụng quả là đơn giản. Tuy nhiên, có thể thấy cách giải thích nói trên không hẳn đã đúng pháp luật, vì Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự quy định như sau:
“1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.”
Như vậy, Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ đề cập ở trường hợp đã có vụ án dân sự, và như mọi người đểu biết chỉ khi vụ án dân sự đã diễn ra, tức. là đã có việc khỗi kiện, được Tòa án thụ lý thì mới có “đương sự” của vụ án, lúc này mới có nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án và Tòa án mới xác định được những ai có quyền lợi đốì lập nhau. Chính vì vậy, Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự mới quy định “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có ngưồi đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Do đó, nếu người chồng khởi kiện xin ly hôn người vợ bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự, thì Tòa án căn cứ Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành sẽ xác định người chồng không được là 1 đại diện và căn cứ Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Tòa án chỉ định bố, mẹ của người bị tâm thần là người đại diện. Nhưng khi vụ án chưa diễn ra (chưa có việc khởi kiện, chưa thụ lý vụ án) thì Tòa án không thể áp dụng Điều 87, Điều 88 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để công nhận bố mẹ của người đã có vợ, có chồng mà mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ nói chung và thực hiện quyền khỏi kiện vụ án dân sự nói riêng. Chỉ những người được pháp luật thừa nhận là người giám hộ, người đại diện mới có quyển đại diện cho người được giám hộ để khởi kiện, để thực hiện các giao dịch dân sự. Nếu chúng ta thừa nhận bố mẹ của người đã có vợ, có chồng mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ trước khi có vụ án dân sự sẽ dẫn đến thừa nhận họ cũng có các quyền và nghĩa vụ được quy định ở Điều 57 và Điểu 58 Bộ luật dân sự năm 2015, họ có quyền đại diện cho người được giám hệ trong các giao dịch dân sự và như vậy sẽ song song có hai người cùng giám hộ cho một người là vi phạm các quy định trong chế định về giám hộ trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này có thể áp dụng thủ tục cử người giám hộ được không? Theo tác giả, Thạc sĩ Luật học NTH, Học viện Tư pháp trong bài viết “Về quyền đại diện của bố, mẹ cho người con bị mất năng lực hành vi dân sự khởi kiện xin ly hôn” đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2006 thì: “Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người giám hộ, căn cứ vào quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bố, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự muốn có quyền giám hộ, quyền đại diện hợp pháp cho con thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể là ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người đang giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện việc thay đổi người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự. Thả tục đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ được quy định cụ thể ở mục 5, Chương II Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27-12-2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Vì vậy, kể từ ngày có quyết định thay đổi người giám hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bố, mẹ của người con mất năng lực hành vi dân sự trở thành người giám hộ đương nhiên của người con đó…”. Tác giả NTH đã hoàn toàn nhầm lẫn vì mục 5, Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chỉ đề cập trưồng hợp cử người giám hộ theo quy định tại Điều 54, Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2015 ; trường hợp đăng ký, chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2015; và trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi người giám hộ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015. Mục 5, Chương III Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nói trên chưa đề cập trường hợp vợ hoặc chồng đang là giám hộ đương nhiên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ, không thỏa mãn các đỉều kiện của cá nhân làm người giám hộ thì xử lý như thế nào để thay đổi người giám hộ.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định vể việc cử người giám hộ. Theo quy định tại Điểu 63 của Bộ luật này thì “trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ”. Đồng thời, tại Điều 54 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định thủ tục cử người giám hộ như sau:
“1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.”
Như vậy, đốỉ vổi trường hợp chưa có người giám hộ đương nhiên thì pháp luật có quy định phải cử người giám hộ và Bộ luật dân sự cũng đã quy định thủ tục cử người giám hộ. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27-12-2005 nói trên đã hưống dẫn cụ thể hơn quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015. Song, đốỉ với người đã có người giám hộ đương nhiên, nhưng người giám hộ đương nhiên này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ hoặc trong quá trình họ đang là giám hộ, đã xuất hiện các yếu tố không thoả mân các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015, thì Bộ luật dân sự, cũng như Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định về trình tự, thủ tục xử lý loại việc này như thế nào? Và cũng không thể căn cứ vào Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015 để cử người giám hộ, hoặc thay đổi người giám hộ như có ý kiến đã nêu ra.
Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định điều kiện của cá nhân là người giám hộ như sau:
“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Nếu một người đang là người giám hộ đương nhiên cho vợ hoặc chồng mình, nhưng sau đó không thoả mãn điều kiện của người giám hộ được quy định ở Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 thì có ý kiến cho rằng, họ đương nhiên mất quyền giẫm hộ. Chính vì vậy, Bộ luật dân sự cũng như Bộ luật tố tụng dân sự mới không có quy định trình tự, thủ tục xử lý các vấn đề này.
Chúng ta không tán thành cách hiểu và giải thích như vậy. Nếu cho rằng, người giám hộ đương nhiên khi không thỏa mãn điều kiện của người giám hộ được quy định ỏ Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ tự mất quyền giám hộ, thì tại sao nhà làm luật không ghi rõ trong Bộ luật như vây? Hơn nữa, một người như thế nào bị coi là không có tư cách đạo đức tốt theo tinh thần của khoản 2 Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định họ không còn đủ điều kiện là người giám hộ? Một người ở tình trạng, mức độ như thê nào bị coi là không có năng lực hành vi đầy đủ? Thậm chí, một người bị xã hội coi là tâm thần dù chưa có kết luận của bác sĩ có bị coi là vi phạm khoản 1 Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 không? V.V.. Và lúc đó, họ có đương nhiên mất quyền giám hộ, hay phải có sự phán xét của cơ quan có thẩm quyền về việc có hay không có năng lực hành vi dân sự của người giám hộ, để từ đó mới kết luận họ không đủ điều kiện là người giám hộ, cơ quan nào có thẩm quyền phán xét khi người đang giám hộ không thỏa mãn một trong các điều kiện của người giâm hộ ? Nếu cho rằng, cứ vi phạm điều kiện của người giám hộ (dù không có cơ quan có thẩm quyền nào kết luận hoặc phán xét) là tự tiêu vong mất quyền giám hộ, tất yếu sẽ có xung đột giữa người đang là giám hộ đương nhiên với người muốn thay đổi việc giám hộ, vì thực tiễn sẽ rất phức tạp khi có hai, ba người thân thích của người mất năng lực hành vi dân sự có ý kiến cho rằng, người đang là giám hộ đương nhiên đã vi phạm “điều kiện của cá nhân là người giám hộ” và đều yêu cầu công nhận họ là người giám hộ, người đại diện để họ thực hiện các quyền dân sự cho người được giám hộ. Ví dụ: đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, V.V.. Mặt khác, Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các trường hợp phải thay đổi người giám hộ như sau:
“1. Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
h) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được cử được thực hiện theo quy định tại Điều 64 và Điều 71 của Bộ luật này”.
Các trường hợp phải thay đổi người giám hộ được quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015, có trường hợp là thay đổi người giám hộ được cử thì pháp luật đã có quy định thủ tục cử, còn các trường hợp khác không có điều luật nào quy định ai có quyền quyết định việc thay đổi đó trừ trường hợp đã xuất hiện vụ án dân sự thì áp dụng Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, còn các trường hợp chưa có vụ án dân sự diễn ra thì có thể cho rằng, muốn họ không còn là người giám hộ thì phải tiến hành theo thủ tục tư pháp, và chỉ có Toà án mới có quyền xác định họ không còn đủ điều kiện là người giám hộ hoặc họ đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ.
Vấn đề được đặt ra là ai sẽ có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người đang giám hộ đó mất quyển giám hộ. Theo tác giả, trong trường hợp này bố hoặc mẹ của người đã có vợ, có chồng mà mất năng lực hành vi dân sự là một trong những người có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người vợ hoặc chồng của họ không có đủ điều kiện là người giám hộ, ngoài ra, nếu bố mẹ không còn thì căn cứ vào quy định ở Điều 52, Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định ai là người có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người đang giám hộ đó mất quyền giám hộ. Khi có kết luận của Toà án là người đang là giám hộ đương nhiên không đủ điểu kiện là người giám hộ thì tư cách giám hộ của họ bị chấm dứt. Căn cứ vào khoản 3 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015, bố, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự (nếu bố, mẹ còn sống) sẽ đồng thời xuất hiện quyền và đủ tư cách là giám hộ cho con mình chứ không đòi hỏi một thủ tục nào khác. Khi bố mẹ đã là người giám hộ thì theo quy định tại Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2015, người giám hộ sẽ thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, đó là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, pháp luật quy định tất cả các quyển và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ sẽ do người giám hộ bảo vệ, không có hạn chế về quyền nhân thân hay tài sản.
Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định rõ là người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền. Do đó, nếu xuất phát từ lợi ích hợp pháp của người được giám hộ thì người giám hộ có toàn quyền đại diện cho người được giám hộ để hành động vì lợi ích của người được giám hộ, chỉ trừ các trường hợp mà pháp luật đã có quy định cụ thể người đại diện không được phép làm. Trong pháp luật hiện hành chỉ cấm đối với việc ly hôn thì không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, còn đối với những trường hợp đại diện theo pháp luật, thì người đại diện có đầy đủ các quyền của người mà mình đại diện. Vì vậy, trong vụ án ly hôn người giám hộ có quyền đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự, v.v. để khởi kiện xin ly hôn, xin chia tài sản chung vợ chồng, yêu cầu buộc bên kia cấp dưỡng.
Trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định rõ loại việc mà đương sự yêu cầu Toà án tuyên bố người giám hộ vi phạm nghĩa vụ giám hộ hoặc người đang là giám hộ không đủ điều kiện làm người giám hộ là thuộc loại vụ án dân sự hay việc dân sự. Đây là một vấn đề cũng khá phức tạp, chắc sẽ có những ý kiến khác nhau, nhưng theo tác giả đối với loại việc này nên coi là việc dân sự vì các căn cứ sau đây:
– Một cá nhân được thừa nhận là người giám hộ phải thoả mãn rất nhiều điều kiện. Do đó, một người bị tuyên bố là người không đủ điều kiện là người giám hộ khi họ không thoả mãn một trong các điều kiện đó, chứ không phải đòi hỏi phải vi phạm tất cả các điều kiện được quy định tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 thì mối bị tuyên bố không được làm giám hộ.
– Rất nhiều trường hợp việc xác định một người đang là người giám hộ đã có sự vi phạm điều kiện của cá nhân làm người giám hộ phải dựa trên các kết luận trước đó của cơ quan tư pháp như: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, hoặc phải dựa trên nhộng kết luận khoa học của cơ quan giám định có thẩm quyền (ví dụ: giám định tâm thần) nên nó là loại việc .được coi là không có tranh chấp.
– Tuy Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng tất cả các trường hợp có yêu cầu tuyên bố cá nhân vi phạm điều kiện là người giám hộ thuộc loại việc dân sự, nhưng điều đó không có nghĩa là Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành chưa đề cập gì. Trên thực tế, đã có loại việc Bộ luật tô tụng dân sự quy định rõ là việc dân sự như: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, v.v. (khoản 1 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).
Từ phân tích trên tác giả đề xuất cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể và trước hết cần giải thích Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 theo hướng:
– Nếu người đang là giám hộ, là người đại điện theo pháp luật mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật xác định họ mất năng lực hành vi dân sự, thì người đó đương nhiên mất quyền giám hộ, quyền đại diện và căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 để công nhận quyền giám hộ, quyền đại diện cho bố, mẹ của người chồng hoặc vợ mất năng lực hành vi dân sự và từ khi bố mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự có quyền giám hộ, quyền đại diện cho họ, thì bố, mẹ có quyền đại diện cho người vợ hoặc người chồng mất năng lực hành vi dân sự để khởi kiện xin ly hôn và giải quyết vấn đề tài sản, cấp dưỡng cho bên mất năng lực hành vi dân sự.
– Đối với các điều kiện khác được quy định ở Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 thì muốn khẳng định người đang là giám hộ, người đại diện không đủ điều kiện làm giám hộ, thì bố hoặc mẹ của người vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự là một trong những người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bô vợ hoặc chồng của họ không có đủ điểu kiện làm người giám hộ do “không có tư cách đạo đức tốt”, hoặc vi phạm điều kiện ở khoản 1, khoản 3 Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, đối với các trường hợp đã được Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định rõ là việc dân sự thì khi đương sự có yêu cầu Toà án tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục của loại việc dân sự, còn các trường hợp khác chưa được Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định tác giả đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hoặc liên ngành trên cơ sở thẩm quyền được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để ra văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, từ đó Toà án có căn cứ để giải quyết các yêu cầu của đương sự. về lâu dài, khi sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định bổ sung thêm loại việc này (đối với các trường hợp Bộ luật tố tụng dân sự chưa đề cập) để cho việc nhận thức áp dụng pháp luật được thông nhất.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.