Hành chính công là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước tiến hành để quản lí công việc của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
1. Quy định chung về hành chính công
Hành chính công thể hiện thành một hệ thống thiết chế, cơ cấu tổ chức và đội ngũ viên chức thị hành công vụ; là quá trình, theo đó, các nguồn lực và nhân sự công được tổ chức và phối hợp nhằm tạo ra, đưa vào vận hành, thực thi và quản lí các quyết sách công được bảo đảm bằng chế độ công vụ với trách nhiệm hành chính chặt chẽ, rành mạch.
Mô hình hành chính công truyền thống có những đặc tính sau:
1) Tiến hành dưới sự kiểm tra chính thức của lãnh đạo chính trị;
2) Dựa trên hệ thống thứ bậc chặt chế,
3) Biên chế gồm những người làm việc chuyên trách tận tuy, phục vụ lợi ích chung, không tham gia chính trị; 4) Chủ yếu sử dụng phương pháp mệnh lệnh trực tiếp.
Mô hình hành chính công hiện đại quan tâm trước hết đến hiệu quả, với những đặc tính sau:
1) Định hướng thị trường rõ hơn cho dịch vụ công, quan tâm hơn đến ranh giới giữa khu vực công và tư cũng như cải thiện quan hệ giữa chúng; việc quản lí, điều hành linh hoạt hơn;
2) Tính chính trị tăng lên (đối lập với tính trung lập của mô hình hành chính công truyền thống);
3) Việc quản lí, điều hành công khai hơn; hoạt động công vụ mang tính chuyên nghiệp cao hơn.
2. Một số nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chù đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.
Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo trong một loạt các việc làm. Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập vấn đề nguyên tắc theo các góc độ riêng, đặc thù cho ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó. Trong khoa học pháp lí, các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lí, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Xem xét một cách cụ thể, ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc của khác nhau là không giống nhau: Có nguyên tắc thể hiện bản chất giai cấp một cách sâu sắc; ngược lại, có những nguyên tắc ít chịu sự chi phối của các điều kiện chính trị hay giai cấp mà chủ yếu do các yếu tố tổ chức-kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước quyết định. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nội dung các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước ta – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Đọc thêm:
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (p1)
Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng và điều kiện đảm bảo thực hiện (p1)
Các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có tính ổn định. Do bản thân các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là sự phản ánh các quy luật khách quan của quản lí hành chính nhà nước nên tính ổn định của chúng trong từng thời kì, từng giai đoạn phải được đảm bảo. Tuy vậy, tính ổn định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong từng thời kì, từng giai đoạn, tương ứng với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của chúng mà có các hình thức và phương pháp khác nhau để thực hiện các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Đồng thời bản thân các nguyên tắc luôn được xem xét, nghiên cứu kịp thời để loại bỏ những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới, nguyên tắc mới.
Mỗi nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc khác. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.
Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước;
– Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước;
– Nguyên tắc tập trung dân chủ;
– Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các nguyên tắc tổ chức-kĩ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Dù được thực hiện trong điều kiện chính trị hoặc giai cấp nhừ thế nào, hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều phải tuân theo các nguyên tắc đó. Bản thân nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng trong phạm vi chương này chỉ đề cập hai nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quàn lí theo địa phương;
– Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành.
3. Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các dấu hiệu chung của các cơ quan nhà nước như sau:
– Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công;
– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định;
– Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, vụ pháp lí hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành-điều hành.
– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lí hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các tổng công ti, các công ti, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bô giao thông vận tải; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng…
4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
– Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.
– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
– Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp luật do độ trách nhiêm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan.
Trên đây là quan điểm của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.