Dự thảo Luật Dân số năm 2020 có nhiều điều khoản điểm quy định về quyền phá thai.
Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin điểm qua một số điểm nổi bật về nội dung quy định này.
Theo dự thảo này, về quyền và nghĩa vụ của người được phá thai có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Phụ nữ được quyền phá thai theo nguyện vọng, trừ trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người được phá thai.
- Phụ nữ được tư vấn, lựa chọn, cung cấp thông tin về phương pháp phá thai phù hợp; được cung cấp dịch vụ phá thai an toàn và giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án. Khuyến khích vợ, chồng trao đổi thông tin với nhau trước khi phá thai.
- Người vợ có quyền yêu cầu người chồng, thành viên khác trong gia đình giúp mình thực hiện phá thai an toàn, chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần sau khi phá thai.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà phá thai thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người được phá thai có trách nhiệm tuân thủ đúng hướng dẫn về chuyên môn y tế, quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ phá thai.
Đọc thêm: Quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới
Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều quan điểm về quyền được phá thai của phụ nữ.
Tại Anh, phá thai đã được hợp pháp hóa kể từ khi đạo luật năm 1967 có hiệu lực, phụ nữ được phép phá thai trong vòng 24 tuần đầu tiên của thai kỳ, tương tự với các quốc gia như Ý, Nga, Hà Lan.
Các quốc gia khác ở Châu Âu như Pháp, Đan Mạch, Đức, Bỉ cũng cho phép phá thai khi thai nhi chưa quá 12 tuần tuổi.
Thậm chí tại Canada, việc phá thai là không bị cấm.
Trong khi đó Hàn Quốc, Triều Tiên cấm hoàn toàn việc phá thai và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt khá nặng. Tuy nhiên, mới đây, Hàn Quốc đang có động thái sửa đổi luật nhằm hợp pháp hóa phá thai vào cuối năm 2020.
Có thể thấy, các quốc gia trên thế giới đã và đang dần hợp pháp hóa việc phá thai, tuy còn có một số điều kiện.
Việc quy định nội dung hợp pháp hóa phá thai trong Dự thảo Luật dân số 2020, tôn trọng quyền được phá thai của phụ nữ là hoàn toàn hợp hiến, thể hiện quyền tự quyết, bình đẳng của phụ nữ. Đồng thời giảm thiểu gánh nặng cho người mang thai cũng như gia đình, xã hội khi người mẹ không có khả năng đảm bảo cuộc sống cho chính mình cũng như đứa trẻ được sinh ra.
Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!