Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình đã cam kết từ các hiệp định sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu, kinh doanh mới cho các sản phẩm từ các ngành hàng nổi bật như: Viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp. Sau đây Luật Bạch Long sẽ so sánh tổng quan về 2 hiệp định lớn nói trên.
ĐỌC THÊM: Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA
Danh sách 20 hàng hóa,dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại
Mức phạt chậm thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế năm 2021
ATIGAlà hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.
Hiệp định RCEP thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử… và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.
Đầu tiên là chủ thể. Ở ATIGA xác định các Quốc gia Thành viên ở đây là những nước thuộc tổ chức ASEAN, phạm vi nhỏ hơn so với RCEP chủ thể ngoài là các quốc gia thuộc ASEAN thì còn bao gồm cả 05 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand)
Về lộ trình ATIGA có lộ tình 10 tới 15 năm theo danh mục và giảm gần 100% số ngành thuế còn RCEP là quá trình tự do hoá thuế quan trong 15 tới 20 năm
Và một điều nữa ATIGA mang tính đóng khuôn và không mở như RCEP tức là ATIGA sẽ chỉ để áp dụng cho 10 nước thành viên ASEAN còn RCEP thì sau khi có hiệu lực thi hành 18 tháng RCEP sẽ xem xét đơn yêu cầu của những thành viên mới.