Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn)
Khái niệm phản tố là gì?
Người phản tố sẽ nộp đơn phản tố tại tòa án với nội dung có liên quan đến vấn đề đặt ra trong đơn khởi kiện‚ cùng với đơn khởi kiện trước đó của nguyên đơn tòa án sẽ tiếp tục xem xét và đưa ra hướng giải quyết vụ kiện này.
Yêu cầu phản tố là gì?
Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đưa ra trong vụ án dân sự, đề nghị với Toà án buộc nguyên đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đối với mình.
Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có nguyên đơn kiện bị đơn, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
Ví dụ về yêu cầu phản tố: Chị A khởi kiện đòi chị B trả nợ số tiền 50 triệu đồng, Chị B khai rằng chị A còn nợ số tiền mua hàng của chị B là 55 triệu đồng, yêu cầu buộc chị A phải trả nợ tiền mua hàng để bù trừ với nợ vay.
Một số điều kiện để được phản tố
Vậy điều kiện để được phản tố là gì? chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong phần bài viết dưới đây.
Đơn phản tố của người bị kiện (bị đơn) được tòa án chấp thuận nếu như đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Về thời điểm nộp đơn phản tố: đơn phản tố cần phải nộp trước thời điểm phiên họp hòa giải‚ kiểm tra việc bàn giao‚ nộp lại‚ tiếp cận và công khai các chứng cứ diễn ra (điều kiện này được quy định rõ ràng tại khoản 3 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
– Về nội dung của đơn phản tố cần đảm bảo một trong các điều kiện sau đây thì mới được tòa án châp thuận:
+ Yêu cầu trong đơn phản tố nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ cho yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác
(Nội dung này có quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)
+ Nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được toà án chấp thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác”
(Điều kiện này có quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)
– Về quy trình và thủ tục cần thực hiện để phản tố:
Quy trình tiến hành phản tố của bị đơn thì cũng phải tuân thủ theo hình thức như đối với khởi kiện của một vụ việc dân sự khác.
Tức là‚ đầu tiên bị đơn cũng cần phải soạn thảo‚ viết ra đơn phản tố bằng văn bản sau đó cũng gửi tới tòa án có thẩm quyền.
Rồi tiếp tục hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính cụ thể là nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện trước đó.
Trong trường hợp này‚ thời gian chuẩn bị cho việc xét xử sẽ được tính lại bắt đầu từ ngày bị đơn hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định.
– Nộp đầy đủ số tiền tạm ứng án phí theo như quy định
Và một số điều kiện khác được quy định chi tiết hơn trong Bộ luật Tố tụng dân sự‚ các bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm.
Đọc thêm:
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (p2)
Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.