Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu chung về khái niệm và phân tích về những quy định về án phí dân sự sơ thẩm. Ở phần này luật Bạch Long sẽ phân tích thêm về các quy định khác xin mời quý vị cùng đọc tiếp.
ĐỌC THÊM:
Án phí dân sự sơ thẩm trong Tố tụng Dân Sự (p1)
Quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Mức tiền tạm ứng án phí
“Tạm ứng án phí sơ thẩm là số tiền đương sự phải tạm nộp cho ngân sách nhà nước khi khởi kiện” hay “tạm ứng án phí là sự bảo đảm bằng tài chính về phía đương sự đối với vụ kiện dân sự mà họ sẽ theo đuổi. Tạm ứng án phí nhằm ràng buộc trách nhiệm của người đưa ra yêu cầu trước cơ quan tư pháp”.
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án:
“Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức apds sơ thẩm; trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết”.
- Khoản 1, Điều 11, Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP quy định:
Trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch nhưng giá trị tài sản có tranh chấp mà Tòa án dự tính từ 4.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (điểm a mục 2 phần I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh). Trường hợp này thì tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng.
Ta thấy, Pháp lệnh và Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP đã quy định phân biệt mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo hai loại vụ án dân sự: vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch. Đối với vụ án dân sự có giá ngạch thì mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết nhưng không thấp hơn 100.000 đồng. Còn đối với vụ án dân sự không có giá ngạch thì mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm chính là số tiền theo mức án phí dân sự sơ thẩm và bằng 200.000 đồng. Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về mức tạm ứng án phí đối với vụ án có giá ngạch và vụ án không có giá ngạch. Tuy nhiên, thực tế thực hiện còn có những điểm chưa thống nhất. Pháp luật quy định trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án “dự tính” theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, có nhiều vụ án thì Tòa án dự tính được ngay, nhưng cũng có rất nhiều vụ án mà Tòa án đã căn cứ vào một trong các căn cứ đã được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP bao gồm:
“1. Giá tài sản theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bảng giá của các Tổ chức thẩm định giá.
- Giá tài sản tại thị trường địa phương”
Để định giá tài sản thậm chí đã định giá rồi nhưng đương sự vẫn còn khiếu nại. Đây là một thực tế gây nhiều khó khăn cho Tòa án trong thực tiễn thực hiện việc dự tính tiền tạm ứng án phí sơ thẩm mà đương sự phải nộp.
- Nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm
Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quy định tại các điều 147 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 và các điều 26 và 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Theo các quy định này, nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí sơ thẩm của đương sự được xác định theo các nguyên tắc sau:
– Đương sự đưa ra yêu cầu phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu không được toà án chấp nhận, trường hợp yêu cầu của họ được toà án chấp nhận thì đương sự bị yêu cầu phải chịu án phí dân sự sơ thẩm;
– Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng. được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu toà án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó;
– Nguyên đơn phải chịu apds sơ thẩm trong vụ án li hồn không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
– Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu apds sơ thẩm còn phải chịu ản phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
– Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kì theo quyết định của toà án phải chịu apds sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch,
– Các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp toà án tiến hành hoà giải trước khi mở phiên toà thì phải chịu 50 % mức án phủ quy định;
– Trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên toà sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu apds sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó;
- Miễn, giảm án phí
Khi toà án giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự phải chịu án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, tuỳ theo loại vụ việc dân sự, trên cơ sở lợi ích, mức lỗi của họ trong quan hệ pháp luật toà án giải quyết trong vụ việc dân sự. Tuy vậy, do tính chất của từng loại vụ việc và điều kiện kinh tế của đương sự, trong một số trường hợp pháp luật quy định miễn, giảm việc nộp tiền tạm ứng án phí và tiền án phí cho họ
Ví dụ: Người có khó khăn về kinh tế được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận; người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự v, v Ngoài ra, đối với cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thi pháp luật còn quy định không phải nộp tiền án phí, lệ phi.
- Về trường hợp được miễn
Theo quy định của Điều 12 Nghị quyết số 326, những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền án phí:
– Nguyên đơn là người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
– Nguyên đơn là người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
– Đương sự là trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ;
– Trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016 là người dưới 16 tuổi;
– Người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi năm 2009 là người từ đủ 60 tuổi trở lên;
– Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
- Về trường hợp được miễn, giảm
Theo quy định của Điều 13 Nghị quyết số 326, trường hợp sau đây được giảm nộp án phí: Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp án phí có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Mức án phí được Tòa án giảm là 50% mức tạm án phí mà người đó phải nộp.
- Trình tự, thủ tục miễn, giảm
Theo các quy định của Điều 14, 15 Nghị quyết số 326, người đề nghị được miễn, giảm án phí phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm. Đơn đề nghị miễn, giảm án phí phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.
Thẩm quyền miễn, giảm án phí được quy định như sau: Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án. Quy định về việc người xin miễn, giảm án phí phải làm đơn yêu cầu là một điểm mới của Nghị quyết số 326 so với các văn bản quy định về án phí, lệ phí Tòa án trước đây.
Trên đây là những tư vấn của Luật Bạch Long về “Án phí dân sự sơ thẩm”. Trong phần 3 chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về thực tế áp dụng của những điều luật này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!