Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự. Để quá trình này diễn ra một cách công bằng và minh bạch thì không thể không thể kể tới vai trò của một số cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Những người này được gọi là người tiến hành tố tụng dân sự. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự”, bài viết sẽ chia làm 03 phần để dễ theo dõi hơn.
ĐỌC THÊM:
Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (p2)
Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (p3)
Hạn chế trong quy định về người tiến hành Tố tụng Dân sự
1. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng.
a. Thay đổi người tiến hành tố tụng của cơ quan Toà án.
Những căn cứ để xác định một trường hợp phải từ chối hay thay đổi người tố tụng được quy định tại Điều 52 BLTTDS 2015 như sau:
“1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Những trường hợp này không có gì thay đổi so với luật cũ nhưng đi vào chi tiết, một số quy định đã được bổ sung và thêm mới để phù hợp hơn như ở quy định về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Trường hợp cả Thẩm phán lẫn Hội thẩm nhân dân cùng là người thân thích thì chỉ có một người tiến hành tố tụng so với BLTTDS 2004 nếu trong trường hợp này thì không ai được tiến hành tố tụng cả, đây cho thấy sự biến đổi đúng với thực tế khi những quy định này đặt ra để đểm bảo các nguyên tắc khi xét xử mà việc không có ai được tiến hành tố tụng thì sẽ tốn thêm nhiều công sức để tìm người khác thay thế, mặt khác việc thay đổi Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân cũng làm rán đoạn vụ việc. Nhận thấy điều này không cần thiết nên BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm vào. Nhưng những quy định này cũng chưa hẳn là đủ, khi trường hợp mà Thẩm phán lại là người thân thích với người đại diện theo pháp luật của đương sự thì vẫn chưa có quy định về trường hợp này, dẫn tới sẽ có thể việc xét xử và xử lý VVDS không được vô tư và khách quan. Vì vậy cần phải có hướng để giải quyết, một là bổ sung để đồng bộ, hai là phải có văn bản hướng dẫn điều luật này.
Ở BLTTDS 2004 không phân chia việc từ chối tố tụng và thay đổi người tố tụng mà gộp lại thành một, còn BLTTDS 2015 thì lại phân riêng ra rẽ phía bên Toà án và bên Viện kiểm sát. Cùng với đó thủ tục về từ chối tố tụng và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng của Toà án và Viện kiểm sát cũng khác nhau. Cụ thể, tại Điều 55 BLTTDS 2015 quy định rằng:
“1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
- Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.”
Còn quy định về từ chối tố tụng và đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được quy định tại Điều 61 BLTTDS 2015 như sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.
- Tại phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa.”
Việc chấp nhận từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng bằng quyết định. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án ở các gia đoạn tố tụng khác nhau có sự khác nhau. Trước khi mở phiên toà, Chánh án là người quyết định thay đổi hay không thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử và thư ký Toà án. Có thể Chánh án chính là Thẩm phán của phiên toà đó thì Chánh án là người trực tiếp quyết định. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử là người quyết định thay đổi hay không thay đổi thành viên của chính Hội đồng xét xử đó là Thư ký Toà án. Trình tự chấp nhận việc thay đổi hoặc không chấp nhân việc thay đổi người tiến hành tố tụng được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây: Đầu tiên Hội đồng xét xử sẽ nghe trình bay của người yêu cầu thay đổi và người bị yêu cầu thay đổi sau đó Thư ký Toà án sẽ ghi vào biên bản phiên toà diễn biến ý kiến các bên. Tiếp tới hội động xét xử thảo luận và sẽ biểu quyết theo đa số và quyết định chấp nhận việc thay đổi hay không chấp nhận thay đổi người tiến hành tố tụng được Hội đồng xét xử công bố tại phiên toà.
b. Thay đổi người tiến hành tố tụng của cơ quan Viện kiểm sát.
Cũng giống như với việc thay đổi người tiến hành tố tụng tại cơ quan Toà án, đối với VKS cũng sẽ chia thành hai giai đoạn là trước phiên toà và trong phiên toà. Trước phiên toà thì phải lập thành văn bản còn trong phiên toà thì sẽ được ghi vào biên bản phiên toà và ghi rõ lý do và ý kiến người người yêu cầu và bị yêu cầu. Vì rằng Kiểm tra viên không được trực tiếp tham gia phiên toà mà chỉ tham gia tố tụng với tư cách giúp việc cho Kiểm sát viên nên việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên chỉ được lập thành văn bản nêu rõ lý do và căn của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên là được.
Thẩm quyền quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng ở cơ quan Kiểm sát trước khi mở phiên toà là do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp đó quyết định, nếu kiểm sát viên bị thay đổi đó là Viện trưởng Viện kiểm sát thì sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định. Nếu là ở tại phiên toà thì Hội đồng xét xử sẽ là người quyết định, trình tự như đối với thay đổi người tiến hành tố tụng ở cơ quan Toà án, sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi, thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Cò việc thay đổi Kiểm tra viên sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
c. Một số kiến nghị hoàn thiện những quy định về người tiến hành tố tụng dân sự.
Mặc dù bộ luật tố tụng dân sự năm hai không 15 đã có những sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của người tố tụng dân sự về việc thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự nhưng pháp luật liên quan đến người tiến hành tố tụng dân sự vẫn cần bổ sung những quy định nhằm đảm bảo cho họ thực hiện có trách nhiệm hơn và nhiệm vụ mình
Tại Điều 53 BLTTDS2015 trong trường hợp thẩm phán là người thân thích của người đại diện theo pháp luật của đương sự để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự khách quan đương sự có thể ủy quyền cho một người khác tham gia tố tụng. Ủy quyền cho người khác tham gia thủ tục khá thuận tiện, đơn giản hơn thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng nhưng đối với trường hợp thẩm phán là người thân thích với người đại diện theo pháp luật của đương sự, thì cần coi đây là căn cứ để thay đổi thẩm phán, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được vô tư, khách quan và thuận tiện, nhanh chóng. Việc bổ sung quy định sẽ tạo sự chặt chẽ khoa học trong các căn cứ thay đổi thẩm phán của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu không thì các cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản hướng dẫn để cơ quan Toà án có hướng giải quyết khi trường hợp này xảy ra.
Và một điều bất cập nữa tại các quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng, có một thực tế rằng đương sự khó có thể biết và có chứng cứ để chứng minh rõ ràng NTHTTDS không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Đương sự là một người hiểu biết thì chúng ta sẽ không bàn tới, nhưng nếu đương sự là những người có ít hiểu biết thì khó có thể chứng minh được. Vì vậy cần một chế tài để những NTHTTDS có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ và nguyên tắc của tốt tụng dân sự.
Xã hội ngày một phát triển kéo theo đó là những VVDS càng ngày càng tăng và việc Thẩm phán lấy lời khai của đương sự đang trong tình quá tải trong khi đó số lượng Thẩm phán hiện nay cũng chưa đủ để giải quyết hết, để đào tạo ra một Thẩm phán cần rất nhiều thời gian và công sức vì vậy cần có một người để hỗ trợ Thẩm phán lấy lời khai của đương sự, vì vậy chúng em đề nghị cần có thêm một quy định là thẩm phán có thể ủy quyền cho Thư ký Tòa án lấy lời khai của đương sự đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và giảm tải bớt công việc cho thẩm phán giúp thư ký được tham gia và phát huy hơn nữa vai trò của mình trong xét xử vụ án dân sự và xử lý vụ việc dân sự.
Đối với Kiểm tra viên và Thẩm tra viên, đây là hai vị trí mới trong NTHTTDS nên nhưng quy định về hai vị trí này vẫn còn khá chung chung và chưa được rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn, vì vậy để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên và Thẩm tra viên thì cần có văn bản hướng dẫn chi tiết, sau đó thì có kế hoạch để bồi dưỡng và đào tạo hướng tới trở thành những người đầy đủ năng lực và kinh nghiệm đứng trong hàng ngũ NTHTTDS.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!